Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ Eric Rudolph

GD&TĐ - Với giải 1 triệu USD cho cái đầu của mình, Eric Rudolph đã khéo léo lẩn trốn sự trừng trị của pháp luật đối với tội khủng bố từ hơn nửa thập kỷ trước.

Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ Eric Rudolph

Sinh ra trong một gia đình Cơ đốc chống Do Thái, Rudolph đã biến nỗi tức giận của mình thành sự căm ghét việc nạo phá thai và chính phủ Mỹ. Hắn đã thực hiện nhiều vụ đánh bom, trong đó có vụ đánh bom hai phòng khám chuyên phá thai ở Birmingham và Atlanta, một câu lạc bộ đồng tính. Vụ đánh bom gây chấn động nhất là vụ đánh bom ở Công viên Olympic Centennial năm 1996.

Vụ đánh bom Công viên Olympic Centennial khiến một phụ nữ thiệt mạng, hàng chục người bị thương, trong đó có 7 nhân viên hành pháp. Thoạt đầu, các nhà điều tra dồn nghi vấn vào Richard Jewell, bởi chính người này đã tìm thấy chiếc túi đáng ngờ chứa vật liệu nổ. Nhiều người tin rằng có thể Jewell đã gây sự chú ý để trở thành nổi tiếng, nhưng sau đó các bằng chứng đã dẫn tới manh mối khác, đó là Eric Rudolph.

Rudolph đã trốn tránh ở vùng núi Bắc Carolina suốt 5 năm, gây thiệt hại cho chính phủ Mỹ tới 24 triệu USD. Rudolph sống sót nhờ ăn nho khô, hoa quả trộn và cá ngừ. Người ta tin rằng nhiều người dân Murphy, Bắc Carolina đã giúp đỡ để Rudolph sống sót. Một cảnh sát tân binh đã phát hiện ra Rudolph đang lẩn trốn sau những thùng sữa gần một cửa hàng tạp hóa. Sau khi bị bắt, Rudolph tỏ ra hợp tác và thú nhận tội ác của mình. Rudolph bị kết án và sống trong tù cho đến tận bây giờ.

Theodore Kaczynski

Ted Kaczynski được biết đến nhiều hơn với cái tên Unabomber - một biệt danh đã được FBI sử dụng để miêu tả chiến thuật của tên khủng bố người Mỹ này. Cụm chữ “Una” ghép từ chữ đầu của các mục tiêu đánh bom của Kaczynski, đó là University (trường đại học) và Airline (hãng hàng không). Những cuộc tấn công của Kaczynski bắt đầu từ năm 1978, nhằm vào ĐH Chicago. Dần dần, Kaczynski mở rộng các mục tiêu tấn công và sử dụng các thiết bị gây nổ chế tạo thành bom thư chuyển tay, khiến hơn 20 người bị thương và 1 người thiệt mạng.

Động cơ phạm tội là gì? Mục tiêu của các vụ tấn công? Quá trình thực hiện âm mưu khủng bố như thế nào? Những câu hỏi này vẫn làm đau đầu các nhân viên FBI và có lẽ sẽ vẫn nằm trong vòng bí ẩn, nếu Kaczynski không mắc sai lầm.

Hắn đã viết một bức thư dài 35.000 từ cho FBI, và cơ quan điều tra đã đăng tải trên tờ Washington Post và tờ New York Times. Hàng ngàn đầu mối đã được cung cấp, nhưng báo cáo của David Kaczynski đã thu hút sự chú ý của các nhân viên điều tra. David cung cấp cho FBI những bản viết tay và bằng chứng liên quan đến tên khủng bố Unabomber, và những bằng chứng đó xuất phát từ... người anh ruột, Ted Kaczynski. Có vẻ như Ted đã sống hoặc làm việc gần các mục tiêu đánh bom của hắn, cho đến khi biến mất ngôi nhà nghỉ của gia đình trong rừng sâu ở Montana.

Khi các điều tra viên tới nhà của Ted Kaczynski, họ tìm thấy các thiết bị gây nổ cũng như các bản hướng dẫn cùng thiết kế bom chi tiết từ một tạp chí. Với sự bắt giữ Unabomber, quá trình tìm kiếm của hơn 150 nhân viên FBI suốt 17 năm qua đã đạt được thành quả xứng đáng. Kaczynski đã thú nhận tội lỗi và hiện đang trong nhà tù ở Colorado.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ