Kỳ II: Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ

GD&TĐ - Là một mục sư Lutheran, nhà truyền giáo ở Bowi, Maryland, sau này trở thành một tội phạm, Michael Bray tin rằng việc sát hại những người chủ động hỗ trợ phá thai chính là thực thi công lý. 

Kỳ II: Những kẻ khủng bố khét tiếng nước Mỹ

Michael Bray

Năm 1985, Bray bị cáo buộc âm mưu và sở hữu các thiết bị nổ trái phép có liên quan đến các vụ đánh bom 10 phòng khám sức khỏe sinh sản cùng văn phòng các nhóm ủng hộ tự do ở Washington, Maryland và Virginia. Bray được coi là “cha đẻ của phái khủng bố phá hoại cực đoan triệt để”. Bị tuyên án 10 năm tù, Bray đã chấp nhận một thỏa thuận và chỉ phải ngồi tù 46 tháng, từ năm 1985 đến 1989.

Bray bị Viện chống khủng bố quốc gia Mỹ coi là một kẻ khủng bố. Năm 1994, một tin nhắn mật được gửi tới 56 văn phòng thực địa của FBI cho thấy cơ quan này tin rằng Bray và những người ủng hộ có thể lại phát triển một “âm mưu cố gắng đạt các thay đổi về chính trị hoặc xã hội thông qua các hoạt động bạo lực”.

Mặc dù Bray vẫn duy trì chiến lược bất bạo động, tuy nhiên sử dụng vũ lực cũng vẫn là một phương án mà nhân vật này sẵn sàng lựa chọn.

Sau 4 năm ngồi tù, Bray được trả về nơi cư trú, tiếp tục hoạt động như một mục sư và nhà truyền giáo, duy trì trang web riêng của mình và đăng tải các video trên kênh YouTube. Trong các cuộc phỏng vấn, Bray vẫn duy trì ý tưởng ủng hộ chấm dứt quyền phá thai ở Mỹ. Hiện nay, Bray sống ở Wilmington, Ohio, và là thành viên Đạo quân của Chúa, một tổ chức mà FBI đưa vào danh sách khủng bố.

“Bữa tiệc trà Boston”

Không phải chỉ đến thời hiện đại, nước Mỹ mới xuất hiện hiện tượng khủng bố “bản địa”. Ngày 16/12/1773, chán ngấy với sự can thiệp từ nước Anh để phục vụ cho lợi ích của người dân “mẫu quốc”, hàng chục người dân đã ăn mặc như những người thổ dân Mỹ, đổ 342 thùng trà xuống cảng Boston. Hành động này chính là một minh họa cho định nghĩa “khủng bố” nguyên thủy, bởi những người tham gia muốn ép buộc Công ty Đông Ấn và người Anh hủy bỏ những sắc thuế mới nhất sau khi nhận rõ thực dân Anh có thể thực hiện những gì để chống lại những điều mà họ cho là trái luật pháp. Việc đổ trà xuống biển khiến Công ty Đông Ấn thiệt hại khoảng 1 triệu USD (thời giá hiện nay) và nhanh chóng bị lên án, trong đó có George Washington, bởi ông tin rằng tài sản cá nhân là thiêng liêng, còn những người thực hiện cuộc tấn công cần phải được yêu cầu trả lại những gì mà Công ty Đông Ấn đã mất đi.

Tất nhiên, những người tham gia vào vụ bạo loạn này đã không chi trả bất kỳ khoản đền bù nào. Cho đến nhiều thập kỷ sau, danh tính của họ cũng không được công khai. Thực tế, vụ việc được mệnh danh là “bữa tiệc trà Boston” cũng không được biết đến, cho đến những năm 1830. Hành động khủng bố “quốc nối” đầu tiên này đã khiến nhiều cá nhân và tổ chức khác, từ Nam Carolina đến New York, tham gia vào việc phá hoại tài sản cá nhân, dấy lên sự kêu gọi ngày càng tăng về nhu cầu độc lập – một sự kiện vô cùng đặc biệt để từ đó khai sinh ra một cường quốc hàng đầu thế giới.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ