Những hành tinh “chết” trong hệ mặt trời

GD&TĐ - Lâu nay, những bí ẩn của vũ trụ luôn thu hút sự khám phá không ngừng của con người. Tuy nhiên, vũ trụ cũng thật sự rất đáng sợ. Với sự mô tả sơ lược về những hành tinh dưới đây, bạn sẽ hình dung phần nào về mức độ nguy hiểm của chúng.

Những hành tinh “chết” trong hệ mặt trời

Kim tinh

Khi những tàu thăm dò đầu tiên của con người hạ cánh xuống bề mặt sao Kim, truyền tải về Trái đất những dữ liệu về hành tinh bí ẩn này, mọi thứ đã được sáng tỏ. Thông tin thu được là địa hình ở đây cực kỳ bằng phẳng, cho đến khi tàu thăm dò cuối cùng bị nghiền nát và tan chảy sau 127 phút.

Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống trên hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời này? Gần như ngay lập tức bạn sẽ bị chết ngạt bởi khí độc. Và chưa hết, dù lực hấp dẫn ở đây chỉ khoảng 90% so với ở Trái đất, bạn vẫn sẽ bị nghiền nát bởi trọng lượng khổng lồ của bầu khí quyển.

Áp suất khí quyển cao gấp 100 lần so với ở Trái đất, và điều đó có nghĩa là đi bộ 50 m trên bề mặt sao Kim sẽ giống như đi bộ dưới độ sâu 3000 feet nước ở Trái đất. Chưa hết, bạn sẽ bị tiêu hủy dưới nhiệt độ 475 độ C và bị tan ra dưới những cơn mưa acid sulfuric đậm đặc rơi xuống bề mặt hành tinh khắc nghiệt này.

Mộc tinh

Bề dày bầu khí quyển của Mộc tinh gấp đôi chiều rộng của trái đất. Bầu khí quyển luôn bị khuấy động bằng những cơn gió cường độ 400 mph và những "mê lộ sấm chớp" có cường độ gấp 100 lần trên trái đất. Ẩn bên dưới bầu không khí tối tăm đáng sợ này là 25.000 dặm biển sâu chứa đầy hydro kim loại lỏng.

Trên trái đất, hydro là một chất khí không màu, trong suốt, nhưng trong lõi của sao Mộc, hydro biến thành một thứ gì đó khó diễn tả, và không bao giờ nhìn thấy trên hành tinh của chúng ta. Trong lớp ngoài của sao Mộc, hydro là một chất khí giống như trên trái đất. Nhưng khi bạn đi sâu hơn, áp suất khí quyển tương đương với áp lực khi bạn đang nằm trên đầu của một quả tên lửa đạn đạo. Và cuối cùng, áp lực trở nên tuyệt đối đến mức nó ép các electron ra khỏi các nguyên tử hydro.

Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, hydro biến thành một kim loại lỏng, dẫn điện cũng như dẫn nhiệt. Ngoài ra, như một tấm gương, nó phản chiếu ánh sáng. Vì vậy, nếu bạn được đắm mình trong kim loại lỏng đó, và bất chợt vụt qua một tia chớp dữ dội, bạn sẽ không thể nhìn thấy bất cứ điều gì.

Hải vương tinh

Đến nay, vẫn có một câu hỏi rất lớn đặt ra cho các nhà khoa học: Năng lượng để Hải vương tinh điều khiển những cơn cuồng phong bắt nguồn từ đâu trong hệ mặt trời. Bởi về khoảng cách, ngôi sao này còn xa hơn so với khoảng cách từ mặt trời đến Diêm vương tinh, và nhiệt lượng đo được từ bên trong hành tinh tương đối yếu.

Trên Hải vương tinh, người ta có thể thấy những luồng khí phản lực chuyển động liên tục quanh hành tinh với tốc độ đáng sợ. Dòng khí phản lực đẩy dần những đám mây đóng băng về phía điểm Great Dark (hố đen) của hành tinh tạo ra những cơn bão với vận tốc gió lên đến 1.500 dặm/ giờ.

Tốc độ này gấp đôi tốc độ cần thiết để phá vỡ rào cản âm thanh và rõ ràng là vượt quá sức chịu đựng của con người. Một ai đó, vô tình rơi xuống hành tinh này sẽ bị xé tan nhanh chóng bởi những luồng gió kinh hoàng và tan biến vĩnh viễn không để lại vết tích.

Hỏa tinh

Trên sao Hỏa, một trận bão bụi có thể phát triển trong một vài giờ và bao phủ toàn bộ hành tinh trong vòng vài ngày. Chúng là những cơn bão bụi lớn nhất và mạnh nhất trong hệ mặt trời. Hỏa bụi xoáy tạo ra những hình tháp đạt chiều cao của đỉnh Everest với sức gió khoảng 300 km mỗi giờ. Sau khi phát triển, nó dần mất đi trong vòng vài tháng.

Tại sao những cơn bão bụi có thể phát triển đến mức như vậy? Một giả thuyết cho rằng: trên sao Hỏa, các hạt bụi trong không khí hấp thụ ánh sáng mặt trời, làm ấm khí quyển vùng lân cận. Sự chênh lệch nhiệt độ này, dẫn đến dòng khí ấm nhẹ bay lên theo hiện tượng đối lưu, dòng khí lạnh nặng hơn chìm xuống, và tạo ra gió. Gió mạnh nâng bụi ngày càng nhiều hơn lên khỏi mặt đất, do đó làm nóng khí quyển, tăng gió và đá lên bụi hơn.

Đáng ngạc nhiên, rất nhiều cơn bão bụi trên hành tinh này có nguồn gốc từ một lưu vực ảnh hưởng. Đó là Hellas Basin - miệng núi lửa hoạt động mạnh nhất trong hệ mặt trời. Nhiệt độ ở dưới cùng của miệng núi lửa có thể nóng hơn 10 độ so với trên bề mặt và miệng núi lửa chứa đầy bụi.

Theo Khoahoc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ