Phát hiện hành tinh có thể hỗ trợ sự sống cách Trái đất 111 năm ánh sáng

GD&TĐ - Một nhóm các nhà thiên văn Canada và châu Âu đã phát hiện ra hành tinh có tên K2-18b có thể là một phiên bản lớn hơn của Trái đất. Nơi đây có thể chứa nước lỏng và có thể hỗ trợ cho sự sống.  

K2-18b và hàng xóm mới phát hiện K2-18c, quay quanh ngôi sao lùn đỏ k2-18 cách Trái đất 111 năm ánh sáng
K2-18b và hàng xóm mới phát hiện K2-18c, quay quanh ngôi sao lùn đỏ k2-18 cách Trái đất 111 năm ánh sáng

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của Đài quan sát phía nam châu Âu (ESO) và đã được đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Các nhà thiên văn đã tìm thấy một hành tinh có thể hỗ trợ sự sống, nó quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ K2-18 và cũng có một ngôi sao hàng xóm mang tên K2-18c, mặc dù ngôi sao này có thể quá nóng để có sự sống.

Nằm ở chòm sao Leo, cách Trái đất 111 năm ánh sáng, hành tinh này được phát hiện lần đầu vào năm 2015. Được tìm thấy đang xoay trong khu vực có sự sống của ngôi sao lùn, hành tinh này đã trở thành ứng cử viên sáng giá cho các nhà khoa học muốn tìm kiếm các hành tinh có thể có sự sống.

Nhà nghiên cứu đứng đầu Ryan Cloutier của Đại học Montreal nói rằng có thể đo được độ lớn của K2-18c là một điều tuyệt vời nhưng phát hiện ra một hành tinh mới là điều rất may mắn.

Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ điều tra khí quyển để xem xét sự hiện diện của nước trên hành tinh trên. 

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ