Những điều nên dạy con khi nhà có thêm em bé

GD&TĐ - Có thêm một đứa trẻ trong nhà là thêm niềm vui, nhưng những đứa con đầu lòng không phải lúc nào cũng cảm nhận như thế. Do từng là con một nên thông tin về đứa trẻ thứ hai sẽ xuất hiện trong gia đình khiến chúng có những cảm xúc lẫn lộn. Vì vậy, những bậc cha mẹ cần phải giúp đứa con đầu lòng thích ứng với sự thay đổi trong gia đình.

Cần phải nhẹ nhàng với em bé.
Cần phải nhẹ nhàng với em bé.

1. Tầm quan trọng của sự sẻ chia

Trước khi có thêm đứa em, con đầu lòng là đứa trẻ duy nhất trong gia đình. Mọi sự quan tâm của người lớn đều dành cho chúng, mọi thứ chúng có đều là của riêng. Vì vậy, chúng cần được dạy cách chia sẻ trước khi có đứa trẻ thứ hai xuất hiện. Từ đó, chúng sẽ học được cách thỏa hiệp, thay vì tranh cãi với đứa em về quyền sở hữu.

2. Cư xử tử tế và nhân hậu

Đứa con đầu lòng cần học nhiều điều trước khi đứa em của mình được sinh ra. Cha mẹ nên dạy chúng cách cư xử tử tế và nhân hậu, bởi vì em bé chưa biết cách giao tiếp, chậm chạp và hay khóc nhè. Là anh hoặc chị, trẻ là con đầu lòng phải biết cách dỗ dành chứ không nên giận dữ.

3. Một không gian cho nhiều người trong gia đình

Tâm lý không mong muốn có một đứa bé thứ hai xuất hiện trong gia đình của đứa con đầu lòng là điều bình thường. Để chúng thay đổi thái độ, cần cho chúng hiểu “càng đông, càng vui…” và đứa bé mới ra đời là một niềm vui trong gia đình.

Chúng phải hiểu rằng, với sự xuất hiện của thành viên mới, vai trò của chúng sẽ trở nên quan trọng hơn.

4. Tình thương không có giới hạn

Những đứa con đầu lòng thường lo lắng cha mẹ sẽ bớt yêu thương chúng, do phải dành nhiều thời gian chăm sóc cho đứa em mới ra đời.

Sự ganh tỵ này có thể được giảm nhẹ, khi cha mẹ giúp chúng hiểu rằng tình thương không có giới hạn. Chúng cần được bảo đảm cha mẹ vẫn thương yêu chúng như trước đây và ngang bằng với em bé mới sinh ra.

Tình thương của cha mẹ luôn đồng đều với các con
Tình thương của cha mẹ luôn đồng đều với các con 

5. Tính độc lập

Đứa con đầu lòng cũng cần được dạy tự làm một số điều cho bản thân, tùy thuộc vào tuổi của chúng. Từ đó, chúng sẽ cảm thấy được tự lập, không cần cha mẹ phải chú ý như trước. Chúng thấy hãnh diện khi được trao quyền hành động như một người lớn, được đánh giá khôn ngoan hơn đối với thành viên mới.

6. Vui chơi với những trẻ khác

Nếu đứa con đầu lòng chưa từng chơi đùa trước đây, nên mạnh dạn cho chúng chơi với những đứa trẻ khác. Cha mẹ nên dạy chúng không nên chơi thô bạo, hay ích kỷ với bạn. Cần khuyến khích trẻ chơi đẹp và chơi tốt với bạn, từ đó chúng sẽ biết cách chơi với em của mình một cách hòa nhã.

7. Giúp đỡ người khác khi cần

Trẻ sơ sinh cần được giúp đỡ mọi thứ. Nếu đứa con đầu lòng biết nên giúp đỡ ai đó khi nào có thể, chúng sẽ cảm thấy bản thân cần thiết cho em bé của mình. Điều này không chỉ giúp cha mẹ trong việc chăm sóc em bé, mà còn giúp con đầu lòng tự tin trở thành một người anh hay chị tốt đối với em của chúng.

8. Nhẹ nhàng với em bé

Cần dạy con đầu lòng biết rằng, từ trong bụng mẹ, em bé rất yếu ớt. Nên khuyến khích chúng tương tác với em mình nhưng chỉ được sờ mó một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương em bé, ngay cả khi chúng không cố ý.

9. Chăm sóc các thành viên trong gia đình

Con đầu lòng nên biết đứa trẻ thứ hai cũng là một thành viên của gia đình mình, cần ược yêu thương và chăm sóc như những thành viên khác. Một khi chấp nhận sự thật này, đứa con đầu lòng sẽ luôn quan tâm và bảo vệ em mình.

10. Nên bày tỏ với cha mẹ

Đây có lẽ là một trong những điều quan trọng nhất để dạy đứa con đầu lòng. Khi đứa trẻ thứ hai chào đời, có thể dẫn đến rất nhiều cảm xúc lẫn lộn nơi chúng.

Đứa con đầu lòng nên biết cha mẹ sẵn sàng lắng nghe khi chúng cần bày tỏ cảm xúc. Sẽ có lợi hơn khi chúng thổ lộ cho cha mẹ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn là nổi cơn thịnh nộ hoặc làm điều gì đó có thể gây hại cho em bé.

Theo Brightside

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.