Chuyến tàu tới trễ nhất là 18 giây
Người Nhật Bản nổi tiếng với sự đúng giờ, dù trễ 1 phút cũng không. Nếu như trên bảng ghi là 10g tàu tới là đúng 10g chứ không có chuyện 10g1s tới. Hơn nữa, người ta miêu tả tàu điện ở Nhật “lướt” chứ không phải chạy vì nó được hoạt động bằng từ tính. Vì thế nó có thể đạt đến 500km/h.
Tàu điện ở Nhật. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, việc trễ giờ là vẫn có. Chuyến tàu trễ nhất trong lịch sử tàu điện Nhật Bản là tới trễ 18s. Như vậy chúng ta mới biết được độ đúng giờ của người Nhật không phải tính bằng phút mà tính tới bằng giây.
Lượng thú nuôi ở Nhật còn nhiều hơn cả lượng con nít
Theo dự đoán của các nhà khoa học, dân số Nhật sẽ giảm gần 30%, tương đương 87 tỉ người vào năm 2060. Điều này không có gì lạ khi mà mỗi năm có tới 21,3 triệu lượt đăng kí nhận thú nuôi, còn nhiều hơn cả lượng làm giấy khai sinh cho trẻ nhỏ (khoảng 16,5 triệu lượt).
Lượng thú nuôi ở đây còn nhiều hơn cả trẻ em. (Ảnh: Internet)
Thậm chí, khi nhắc đến tã giấy, người ta sẽ nghĩ ngay đến trẻ em. Thế nhưng, ở Nhật, người già (từ 65 tuổi trở lên) mới là đối tượng xài nhiều tã giấy nhất. Hiện chính phủ Nhật đang tìm cách trẻ hoá dân số nước này.
Cứu mạng sống của mình bị chê hèn
Người hành khách Nhật duy nhất trên chuyến tàu Titanic bị cả người dân nhật chê là hèn nhát khi mà đã nhảy xuống thuyền cứu sinh mặc cho thuyền chỉ dành cho phụ nữ và trẻ em. Thời bấy giờ ở Nhật hành động đó bị coi là thiếu danh dự trong khi với người Nhật, danh dự là tất cả.
Masabumi Hosono bị người Nhật coi là người đàn ông hèn hạ của dân tộc. (Ảnh: Internet)
Khi về nước¸ Masabumi Hosono bị phê phán không thương tiếc. Thậm chí, ông còn ghi lại ông thà chết trên con tàu đó còn hơn phải chịu cảnh sống tới cuối đời trong sự sỉ nhục của cộng đồng và người thân.
90% điện thoại di động ở Nhật chống nước
Theo một thống kê năm 2014, 90 – 95% điện thoại ở Nhật có thể chống nước vì hầu hết giới trẻ ở Nhật, đặc biệt là các cô nàng, có thói quen mang và sử dụng điện thoại khi tắm. Chống nước đang trở thành một yêu cầu bắt buộc với hầu hết với loại điện thoại di động hiện nay.
Rất nhiều người Nhật, đặc biệt giới trẻ sử dụng điện thoại di động trong phòng tắm. (Ảnh: Internet)
Máy bán hàng tự động ở mọi nơi
Mặc dù Nhật Bản không phải là nơi phát minh ra nhưng người dân nơi đây cực kì “cuồng” máy bán hàng tự động. Trung bình mỗi người Nhật sở hữu tới 23 máy bán hàng tự động. Đây không chỉ trở thành văn hoá của người Nhật bởi tính nhanh, tiện, gọn mà mỗi năm, nó còn mang về cho chính phủ một nguồn thu dồi dào, 5 tỉ yên ( khoảng 1,065 tỉ VNĐ) . Hơn nữa, máy bán hàng tự động còn được sử dụng để biết bạn đang ở đâu vì mọi máy đều được dán một sticker có địa chỉ ở trên đó.
Ở Nhật Bản, máy bán hàng tự động ở mọi nơi. (Ảnh: Internet)
Không được tắm ở suối nước nóng hay nhà tắm công cộng nếu có hình xăm trên người
Khách du lịch khi tới Nhật thường được cảnh báo nếu có hình xăm, họ rất có thể không được tắm ở những khu suối nước nóng của Nhật, mặc dù chưa có luật nào cụ thể về vấn đề này.
Nếu có hình xăm, bạn rất có thể bị cấm đi tới những khu suối nước nóng ở Nhật. (Ảnh: Internet)
Thế nhưng trong quy định của du lịch nhà khách sạn, họ có quyền từ chối phục vụ bất vị khách nào mà nghi nguy hiểm. Cho nên, họ có quyền cho rằng người có hình xăm là nguy hiểm, là côn đồ – theo quan niệm của người Nhật. Tất nhiên luật này đã vấp phải rất nhiều sự phản đối, đặc biệt là giới trẻ.
Rất nhiều hồ bơi, khách sạn dán biển cấm này. (Ảnh: Internet).