Những chiến dịch nhiều tranh cãi của Mossad

GD&TĐ - Theo Ostrovsky, Mossad thường chi một khoản tiền lớn cho một văn phòng nghiên cứu chuyên làm giả giấy tờ từ những bản gốc hộ chiếu chưa khai hoặc hộ chiếu bị ăn cắp từ các nước phương Tây.

Những chiến dịch nhiều tranh cãi của Mossad

Vụ lùm xùm hộ chiếu

Năm 2010, một vụ scandal đã bùng phát khi người ta phát hiện ra rằng Mossad đã sử dụng 3 tấm hộ chiếu giả của Australia để vào Dubai và ám sát thủ lĩnh Hamas Mahmoud al-Mabhouh.

Cựu nhân viên chuyên trách các vấn đề về Mossad Victor Ostrovsky đã phát biểu với đài ABC rằng, đây là một hoạt động “thông thường”: “Các anh có thể kể bất kỳ câu chuyện nào các anh muốn, thậm chí chẳng cần phải cố gắng để phát âm theo kiểu Australia, New Zealand hay Anh cho phù hợp với hộ chiếu.

Và tôi biết rằng nhiều người có hộ chiếu Australia đôi khi cũng chẳng phải là người Australia. Vậy thì sao lại không thể dùng cách này được cơ chứ?”.

Chính phủ Australia đã cảnh báo Israel rằng cách hành xử này có thể hủy hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Anh, Ireland, Pháp và Đức cũng tỏ thái độ phẫn nộ trước tình trạng những kẻ có liên quan đến khủng bố sử dụng hộ chiếu các nước này để di chuyển.

Theo Ostrovsky, Mossad thường chi một khoản tiền lớn cho một văn phòng nghiên cứu chuyên làm giả giấy tờ từ những bản gốc hộ chiếu chưa khai hoặc hộ chiếu bị ăn cắp từ các nước phương Tây.

Nhờ giấy tờ tùy thân giả mạo mà các nhân viên Mossad có thể hiện diện ở các nước Ả-rập mà không bị phát hiện, trong khi nếu họ sử dụng giấy tờ Israel thì chắc chắn sẽ bị nghi ngờ.

Tất nhiên, Mossad phủ nhận cáo buộc của Ostrovsky. Năm 2011, một vụ tương tự đã lại diễn ra. Ostrovsky đã cảnh báo 6 người mang 2 quốc tịch Anh - Israel và sử dụng hộ chiếu Anh lấy cắp được cung cấp bởi Mossad rằng họ không nên ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi Hamas.

Chiến dịch Plumbat

Cùng với vụ lấy trộm vật liệu phóng xạ NUMEC, Mossad còn thực hiện nhiều chiến dịch khác phục vụ cho chương trình hạt nhân Israel.

Một trong những vụ việc khét tiếng nhất là Mossad đã sử dụng một công ty bình phong ở Liberia để mua đứt một con tàu chở hàng và đặt tên lại là Scheersberg A.

Sau đó họ tuyển một nhân viên người Đức thuộc một công ty hóa dầu để giúp chi trả cho lượng “bánh vàng” (vật liệu phóng xạ) trị giá 3,7 triệu USD từ một công ty Bỉ là Union Miniere. Công ty này chuyên khai thác uranium nhiều năm ở Shikolobwe (Congo).

Một hợp đồng đã được ký kết để chuyến tàu này chuyển lượng “bánh vàng” tới một công ty sơn Ý để xử lý.

Tháng 11/1968, tàu Scheersberg A được gửi tới Antwerp, nơi uranium được chất vào các thùng dán mác Plumbat, với ý nghĩa là các sản phẩm vô hại. Nhóm thủy thủ Tây Ban Nha trên con tàu này bị cho thôi việc và được thay thế bởi các nhân viên Mossad sử dụng hộ chiếu giả mạo.

Con tàu tiếp tục di chuyển hướng tới Genoa, tuy nhiên nó không bao giờ đến đích. Thay vào đó, con tàu này đã có cuộc “hẹn hò” với 2 tàu Israel và 2 tàu vũ trang ở bờ biển Crete. Lượng uranium được chuyển sang những con tàu này và đưa tới Haifa.

Sau đó tàu Scheersberg A tới Thổ Nhĩ Kỳ, đỗ tại đó, trong khoang không có hàng hóa, đơn điều vận bị xé bỏ nhiều trang. Công ty sơn ở Ý được thông báo hủy bỏ đơn hàng do hàng hóa “thất lạc” không có lời lý giải.

Họ chỉ biết dự đoán rằng có lẽ lượng hàng hóa đã bị cướp hoặc bị lấy cắp. Chỉ đến những năm 1970, sự thật mới bị phanh phui.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ