Những biểu hiện khác thường của bệnh tim mạch

GD&TĐ - Hầu hết mọi người có liên quan đến bệnh tim thường bắt đầu với các triệu chứng như đau ngực. Nhưng bạn có biết rằng có một số triệu chứng không rõ ràng cũng có thể biểu hiện trên cơ thể của bạn?

Những biểu hiện khác thường của bệnh tim mạch

Một khi bạn đã biết các triệu chứng khác của bệnh tim, thì bạn nên khẩn trương đến bác sĩ kiểm tra. Hầu như tất cả chúng ta đã quen với những biểu hiện rõ ràng của cơn đau tim. Các triệu chứng này bao gồm thở ngắn và đau ngực.

Một số dấu hiệu khác như sưng mắt cá chân hoặc tăng cân không hoàn toàn có nghĩa là bạn bị bệnh tim. Nhưng khi xem xét cùng với các triệu chứng khác của bệnh tim và lịch sử gia đình, nếu có gì bất thường, bạn phải nhanh chóng làm chẩn đoán bệnh tim hoặc suy tim.

Những triệu chứng về thể chất này là không thể tránh được và chúng có thể là dấu hiệu thông báo bạn nên tiến hành chống lại căn bệnh này ngay lập tức. Bài viết này liệt kê một số các triệu chứng thể chất của cơn đau tim. Vì vậy, hãy đọc thêm để biết về các triệu chứng đau tim có thể diễn ra trên cơ thể.

• Sưng phù bàn chân và bắp chân:

Tình trạng này được gọi là phù nề. Chứng phù có thể là một dấu hiệu của suy tim khi trái tim bạn không bơm máu tốt. Chất dịch từ bên trong các mạch máu của bạn có khuynh hướng rò rỉ vào các mô xung quanh.

• Hói thành từng mảng ở nam giới:

Hói trĩu đầu ở nam giới có thể là biểu hiện của nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ giữa chứng hói đầu và bệnh tim.

• Các đốm màu vàng trên da:

Mỡ- chất béo màu vàng, được gọi là xanthoma, có khả năng cao là dấu hiệu của bệnh tim. Xanthomas cũng có thể là dấu hiệu tăng cholesterol và chúng sẽ biến mất khi mức độ cholesterol trong tầm kiểm soát. Đây là một trong những triệu chứng thể chất của cơn đau tim.

• Bệnh về nướu:

Sưng, đau hoặc chảy máu lợi có thể là dấu hiệu quan trọng của bệnh tim. Bệnh về nướu răng và bệnh tim có liên quan vì có thể có các vi khuẩn thông thường dẫn đến cả bệnh nướu răng và mảng bám đã tích tụ bên trong động mạch vành.

• Căng thẳng về cảm xúc:

Sự suy yếu của cơ tim kèm theo căng thẳng bởi cảm xúc cực đoan được gọi là hội chứng “trái tim tan vỡ”. Khi điều này xảy ra, hoóc môn căng thẳng tăng cao, đặc biệt là adrenalin có thể gây ra đau tim.

• Đục thủy tinh thể:

Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tim và đục thủy tinh thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị đục thủy tinh thể có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.