Nghiên cứu đăng trên tạp chí Jounals of Gerontology đã theo dõi 6.677 người lớn trong gần 7 năm trời. Kết quả cho thấy chất lượng vòng tròn xã hội của một người xem ra quan trọng hơn độ lớn tổng thể của vòng tròn này.
Hiệp hội Alzheimer cho rằng việc giúp các bệnh nhân duy trì “các mối liên hệ xã hội có ý nghĩa” là điều rất quan trọng.
Trong số những người tham gia, ban đầu không có ai bị chứng sa sút trí tuệ, thế nhưng sau đó 220 người đã được phát hiện mắc chứng này trong quá trình nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh những đặc điểm của những người không bị sa sút trí tuệ để biết cuộc sống xã hội tác động đến nguy cơ mắc bệnh như thế nào.
Một phát hiện về mặt bạn bè đó là chất lượng chứ không phải số lượng sẽ mang lại hiệu quả. Giáo sư Eef Hogervorst nói: “Xung quanh bạn có thể là nhiều người nhưng chính những mối quan hệ gần gũi mới có thể giảm được nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, chứ không phải số lượng”.
Ngoài ra, bà cho rằng có những người bạn thân sẽ là “tấm đệm” để chống lại stress.
Nghiên cứu cũng cho rằng người độc thân có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ gấp 2 lần so với người đã kết hôn.
Chứng sa sút trí tuệ bắt đầu xuất hiện ở não vài chục năm cho tới khi nó được chẩn đoán và một số những thay đổi sớm có thể ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội của một người. Nếu không được hỗ trợ đúng mức, bệnh này có thể càng làm tăng sự cách biệt của cá nhân đối với xã hội.
9 yếu tố gây nguy cơ sa sút trí tuệ
Rụng tóc tuổi trung liên: gây 9% nguy cơ sa sút trí tuệ
Không hoàn thành giáo dục trung học: 8%
Hút thuốc: 5%
Không điều trị sớm chứng suy sụp: 4%
Ít vận động cơ thể: 3%
Cô lập về mặt xã hội: 2%
Huyết áp cao: 2%
Béo phì: 1%
Tiểu đường loại 2: 2%
Những yếu tố gây nguy cơ này kết hợp lại sẽ tạo ra 35% nguy cơ. 65% còn lại được cho là có thể không điều chỉnh được.