Nhóm bất động sản phát hành trái phiếu lớn nhất trong tháng 6

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tháng 6/2023, giá trị và số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh. Dẫn đầu là nhóm ngành bất động sản, chiếm 47,5% tổng khối lượng.

Nhóm bất động sản phát hành trái phiếu lớn nhất trong tháng 6

Thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX cho thấy, trong tháng 6 có 13 đợt phát hành riêng lẻ của 10 doanh nghiệp.

Với tổng giá trị 8.170 tỷ đồng, con số này tăng mạnh so với tháng 5/2023, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp phát hành thành công với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng. Tuy nhiên so với cùng kỳ tháng 6/2022 (30.120 tỷ đồng), con số này đã giảm gần 73%.

Đáng chú ý, xét theo nhóm ngành, bất động sản là nhóm đang dẫn đầu về khối lượng phát hành lớn nhất trong tháng 6, chiếm 47,5%.

Đây đều là các doanh nghiệp bất động sản chưa đại chúng, với tổng giá trị phát hành là 3.880 tỷ đồng.

Trong đó, lượng giá trị trái phiếu phát hành lớn nhất thuộc về Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 (XD3C) với 2.250 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này phát hành trái phiếu. Trước khi phát hành trái phiếu, trong tháng 5/2023, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 2 tỷ đồng lên 252 tỷ đồng.

Đứng thứ hai trong nhóm xây dựng là Công ty cổ phần Vinam Land với 1.500 tỷ đồng trái phiếu được phát hành. Đây cũng là lô trái phiếu đầu tiên mà Vinam Land phát hành.

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh cũng vừa huy động thành công 2.245 tỷ đồng từ trái phiếu. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 72 tháng, đáo hạn ngày 30/6/2029.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những dấu hiệu hồi phục sau khi Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong nước và quốc tế chính thức có hiệu lực.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận trên thị trường là 42.783 tỷ đồng, với 7 đợt phát hành ra công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 12,9% tổng giá trị phát hành) và 35 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 37.262 tỷ đồng (chiếm 87,1%).

Trong đó, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất khi chiếm 54,5% trong tổng giá trị phát hành với gần 23.317 tỷ đồng. So sánh với con số 42.583 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2022, có thể thấy, lũy kế dòng tiền từ trái phiếu vào bất động sản đã giảm hơn 45% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính đến ngày 30/6/2023, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 31.591 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 6.

Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 110.448 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, thị trường bất động sản còn trầm lắng.

Tính đến ngày 26/6/2023, HNX cho biết có khoảng 59 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp.

Ước tính, tổng dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp trên vào khoảng 159,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 14,6% dư nợ trái phiếu toàn thị trường. Trong đó, khoảng hơn 43,8 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong danh sách sẽ đáo hạn trong năm 2023, chiếm khoảng 19,6% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.