Nhìn về nỗi đau để trân quý hòa bình

GD&TĐ - Tháng 2/1966, máy bay Mỹ đã rải bom xuống một trường học trên địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến 33 học sinh thiệt mạng.

Học sinh tham quan hố bom, nơi 33 học sinh tử nạn. Ảnh: Tiến Hiệp
Học sinh tham quan hố bom, nơi 33 học sinh tử nạn. Ảnh: Tiến Hiệp

Gần 60 năm đã qua, vết thương đã lành, nhưng chứng tích về nỗi đau, sự mất mát của chiến tranh vẫn còn mãi để thế hệ ngày hôm nay trân quý hơn cuộc sống hoà bình.

Chiều đau thương

Những năm 1965 - 1966, bị thất bại liên tiếp và nặng nề trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đem hàng vạn quân chiến đấu chủ lực vào chiến trường miền Nam. Đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Xã Hương Phúc (nay là xã Hương Trạch) là điểm tận cùng của miền Tây - Nam huyện Hương Khê, giáp với tỉnh Quảng Bình. Địa phương này là điểm giáp ranh, tập kết hàng hóa, kho tàng vũ khí quân sự, điểm dừng chân của bộ đội chủ lực trước khi hành quân vào chiến trường miền Nam.

Nơi đây có Quốc lộ 15A và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, là con đường chiến lược quan trọng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Với vị trí chiến lược, trọng yếu như vậy, cho nên đế quốc Mỹ đã sử dụng sức mạnh của bom đạn để tàn phá mảnh đất và con người ở đây. Những trận mưa bom, bão đạn đế quốc Mỹ liên tục được ném xuống, ruộng đồng, nhà cửa, làng mạc bị cày nát bởi bom đạn.

Theo cứ liệu lịch sử, chiều ngày 9/2/1966 một tốp máy bay của Mỹ đã trút 58 quả bom xuống khu vực xã Hương Phúc. Trong đó, 6 quả bom rơi vào khu vực Hóa, toàn bộ ngôi trường 2 gian bị bom Mỹ phá huỷ hoàn toàn, lớp học biến thành hố bom sâu. Có 2 quả bom rơi trúng vào lớp 5A. Các quả bom khác rơi xuống hầm trú ẩn. Sách vở, giấy bút, dụng cụ học tập đều bị phá huỷ, nhuốm máu, vương vãi khắp nơi; không khí tràn ngập tang tóc, đau thương, xót xa, uất hận.

Tiếng bom dứt, lực lượng bộ đội, dân quân du kích, thầy cô giáo cùng nhân dân địa phương đã đến đào bới tìm kiếm. Đến ngày hôm sau thi thể 33 học sinh mới được quy tập đầy đủ. Chính quyền địa phương phối hợp với hội đồng nhà trường và gia đình các nạn nhân tổ chức lễ truy điệu, an táng, đồng thời quyết định để tang các em trong 3 tháng.

Ngôi trường bị phá nát do bom Mỹ. Ảnh tư liệu

Ngôi trường bị phá nát do bom Mỹ. Ảnh tư liệu

Ký ức của nhân chứng

Là một học sinh may mắn sống sót sau khi bị bom vùi thời điểm ấy, dù đã gần 60 năm trôi qua, nhưng khi nhắc lại khoảnh khắc kinh hoàng đó, ông Võ Huy Thìn (SN 1952, xã Hương Trạch) vẫn nhớ như in từng chi tiết.

Trong cơn mưa chiều tầm tã, nhấp ngụm chè đặc, ánh mắt ông Thìn cứ rơm rớm về ký ức đau thương. Ông cho biết, tháng 9/1965, Hóa được thành lập, sau một thời gian được bà con nhân dân đóng góp xây dựng, đến cuối tháng 1/1966 ngôi trường mới đi vào hoạt động với 3 lớp học.

“Học được khoảng 20 ngày thì vào 16 giờ 30 ngày 9/2/1966, có 4 chiếc máy bay đánh bom vào cầu Khe Mơ, cách trường học khoảng 2 km. Lúc đó cả lớp đang học nên thầy Thái Văn Nhậm chủ nhiệm lớp 5A đã hô hóan học trò nhanh chóng chạy xuống hầm trú ẩn.

Khi tôi cùng một số bạn vừa chạy ra tới hầm thì nghe tiếng nổ lớn rồi ngất đi khoảng 30 phút. Tỉnh dậy thấy mọi người xung quanh đang đào bới tìm kiếm các nạn nhân bị đất đá vùi lấp. Tôi cũng được đưa lên từ đống đổ nát ấy, chỉ kịp nhìn mọi người ít phút rồi lịm tiếp”, ông Thìn kể.

Theo ông Thìn, trận bom ấy đã san phẳng trường học và 2 nhà dân bên cạnh khiến 40 người tử vong. Trong đó có 32 học sinh lớp 5A chưa kịp ra hầm trú ẩn, một em học sinh tiểu học đi qua cổng trường; một chủ nhà và 6 thanh niên xung phong. Ngoài ra còn có 24 học sinh và thầy cô bị thương.

“May mắn thời điểm đó có lực lượng công nhân làm đường và bộ đội ở gần đó. Vì vậy, họ đã được huy động đến sử dụng cuốc xẻng, đào bới tìm kiếm kịp thời không thì con số người tử vong còn nhiều hơn nữa”, ông Thìn nói.

Ông Thìn cũng cho biết, thời điểm đó tin bom Mỹ giết hại học sinh Hóa được truyền đi rất nhanh, gây nên một làn sóng căm phẫn trong nhân dân cả nước và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Sự căm thù đế quốc Mỹ xâm lược đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ, rộng khắp với các hoạt động phản đối chiến tranh, đòi đế quốc Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Ngày 12/2/1966, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức mít tinh, gửi kiến nghị lên Chủ tịch hội nghị Giơ-ne-vơ yêu cầu có biện pháp đòi đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh. Giáo viên, học sinh toàn miền Bắc lúc đó đã để tang học sinh Hương Phúc bị giết hại. Ngày 13/2/1966, Bộ Ngoại giao nước ta đã ra tuyên bố cực lực lên án hành động vô nhân đạo tàn sát học sinh Hóa ở Hà Tĩnh và đòi đế quốc Mỹ rút về nước.

Hơn mười ngày sau (20/2/1966), đoàn đại biểu Hóa gồm thầy giáo Thái Văn Nhậm, phụ huynh Trương Thị Vỹ và học sinh Nguyễn Thị Mão (sống sót trong trận bom ngày 9/2/1966; hiện nay cô Mão đang sinh sống tại TP Hà Tĩnh)… do ông Lê Sỹ Nghĩa, Trưởng ty Giáo dục Hà Tĩnh làm trưởng đoàn ra Hà Nội dự họp báo tố cáo tội ác của giặc Mỹ trước đại diện các đoàn thể Trung ương và Hà Nội; các trường đại học và phổ thông, cùng hàng trăm nhà thơ, nhà văn, nhà báo trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, ngày 28/2/1966 đoàn vinh dự được vào Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ. Thời gian gặp Bác kéo dài hơn dự kiến. Tại buổi gặp mặt, Bác rất xúc động, chia sẻ trước những đau thương mất mát đối với các gia đình có con em bị chết, ân cần động viên chỉ bảo, nhắc nhở thầy trò nhà trường phải vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục dạy tốt và học tốt. Người căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt, Hương Phúc phải có nhiều thầy giỏi, trò giỏi. Riêng cháu Mão phải học giỏi để Bác khen”.

Ông Võ Huy Thìn kể lại ký ức đau thương. Ảnh: Tiến Hiệp

Ông Võ Huy Thìn kể lại ký ức đau thương. Ảnh: Tiến Hiệp

Giáo dục truyền thống cách mạng

Để khắc ghi sự kiện lịch sử này, năm 1988, Đảng bộ và nhân dân huyện Hương Khê đã xây dựng đài tưởng niệm ngay tại hai hố bom, nơi 33 em học sinh thiệt mạng. 33 ngôi mộ được xây dựng lên trong khuôn viên tưởng niệm, ghi đầy đủ tên tuổi của những học sinh tử nạn.

Hàng năm cứ đến ngày 9/2, bạn bè và người dân địa phương tìm về thắp hương tưởng nhớ những học sinh đã tử nạn ở đây. Năm 2001, Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng chứng tích tội ác chiến tranh Hóa là di tích Lịch sử quốc gia.

Năm 2017, một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hương Khê đã đầu tư kinh phí trên 300 triệu đồng để tôn tạo một số hạng mục của di tích. Tuy nhiên, sau nhiều năm xây dựng, nhiều hạng mục của di tích đã bị xuống cấp theo thời gian.

Ông Võ Huy Thìn cho biết, năm 2021, có một lớp tiểu học trên địa bàn TP Hà Tĩnh về tham quan tại khu di tích. Chứng kiến cảnh xuống cấp ở đây, cô giáo chủ nhiệm của lớp học đó đã đề xuất chính quyền địa phương huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo để khu di tích xứng với tầm vóc lịch sử nhằm giáo dục truyền thống cách mạng.

Tháng 12/2021, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh phối hợp với UBND Huyện Hương Khê và Sở VH,TT&DL, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh ban hành kế hoạch liên ngành về việc Phát huy giá trị lịch sử và nâng cấp Di tích lịch sử văn hóa quốc gia “Chứng tích tội ác chiến tranh Hóa” giai đoạn 2021 - 2025.

Đặc biệt, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn phát động Chương trình chung tay xây dựng và phát huy giá trị Di tích lịch sử trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh thiếu nhi toàn tỉnh với chủ đề “Kế hoạch nhỏ - Góp viên gạch hồng”; kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ việc tôn tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của di tích.

Với mong muốn đây sẽ là địa chỉ giáo dục truyền thống gắn với hoạt động trải nghiệm tại một số địa chỉ văn hóa, du lịch cho học sinh trong tỉnh. Ngành Giáo dục Hà Tĩnh cũng chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trong toàn tỉnh lồng ghép tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về giá trị lịch sử của Di tích lịch sử văn hóa quốc gia “Chứng tích tội ác chiến tranh hóa”.

Ông Nguyễn Trung Thương - Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Hương Khê cho biết, trong thời gian qua nhằm phát huy giá trị lịch sử và từng bước tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn, UBND huyện Hương Khê đã tập trung chỉ đạo các giải pháp gồm tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ các di tích lịch sử; thường xuyên bảo vệ môi trường ở các khu di tích; phát huy giá trị lịch sử để từng bước tôn tạo nâng cấp.

“Đối với Di tích lịch sử văn hóa quốc gia “Chứng tích tội ác chiến tranh Hóa” thực hiện kế hoạch liên ngành đến nay đã vận động được hơn 3 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Từ nguồn đó, huyện đang chỉ đạo nâng cấp nhiều hạng mục.

Trong thời gian tới, đối với UBND huyện Hương Khê và trách nhiệm của đơn vị, chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của kế hoạch liên ngành. Đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân, học sinh hành hương về địa chỉ này nhằm giáo dục truyền thống cách mạng để mọi người biết rằng đây là di tích lịch sử có ý nghĩa hết sức to lớn”, ông Thương nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.