Theo như giới chuyên gia và các nhà sử học trên khắp thế giới tính toán, tổng cộng Mỹ đã đẩy xuống biển số lượng trực thăng tương đương với 10 triệu USD trong chiến dịch di tản cuối cùng khỏi miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: CBS.
Quy ra tỷ giá hiện tại, Mỹ đã ném xuống biển Đông khoảng hơn 56 triệu USD. Toàn bộ số trực thăng này đều trong trạng thái tốt, vừa thực hiện chuyến bay dài từ trong đất liền ra Hạm đội 7. Nguồn ảnh: CBS.
Do số lượng trực thăng bay ra Hạm đội 7 là quá lớn, vượt ngoài dự kiến nên phía Mỹ buộc phải đẩy bớt trực thăng xuống biển để lấy chỗ trống cho các chiếc tiếp theo có thể hạ cánh an toàn. Nguồn ảnh: CBS.
Trên các trực thăng này là những công dân Mỹ đang làm việc ở Sài Gòn, những lực lượng đặc biệt như CIA hay các điệp viên CIA được Mỹ cài vào Sài Gòn trước đó và cả những kẻ tay sai cho CIA tìm đường thoát thân. Nguồn ảnh: CBS.
Nhiều trực thăng cỡ lớn không thể hạ cánh trên các tàu khu trục nhỏ nên phi công phải liều mình hạ cánh thẳng xuống nước. Nguồn ảnh: CBS.
Tất nhiên số lượng trực thăng trị giá nhiều chục triệu USD này dù vẫn còn trong trạng thái hoạt động gần như hoàn hảo đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển Đông mà không bao giờ được trục vớt. Nguồn ảnh: CBS.
Truyền thông Mỹ đã sử dụng những hình ảnh này để người dân Mỹ phải bàng hoàng nhận ra rằng họ đã chính thức thua trận, đồng minh bù nhìn do Mỹ dựng lên đã chính thức bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới. Nguồn ảnh: CBS.
Mọi kế hoạch, hành động và âm mưu trước đó từng được Mỹ sử dụng để "rút lui trong danh dự" khỏi Chiến tranh Việt Nam giờ đây đã không còn, thay vào đó là hình ảnh hỗn loạn, tan tác. Nguồn ảnh: CBS.
Tổng cộng Mỹ đã mang tới Việt Nam khoảng 12.000 trực thăng trong đó có tới hơn 5000 chiếc bị hư hỏng hoàn toàn trong suốt cuộc chiến với nhiều lý do, từ tai nạn cho tới bị bắn hạ. Chiến tranh Việt Nam cũng là cuộc chiến đầu tiên có sự góp mặt của trực thăng với quy mô lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: CBS.
Việc đẩy trực thăng thẳng ra khỏi sàn tàu cũng khiến các tàu chiến của Mỹ bị hư hại nhẹ, tuy nhiên thiệt hại hư hỏng của các tàu chiến Mỹ tham gia đón máy bay di tản từ Sài Gòn không được đề cập đến trong bất cứ báo cáo nào. Nguồn ảnh: CBS.
Sau hơn 20 năm gây chiến ở Việt Nam, hơn 5 vạn lính Mỹ thiệt mạng và cuối cùng người Mỹ vẫn phải "bỏ của chạy lấy người" theo đúng nghĩa đen. Nguồn ảnh: CBS.
Thậm chí hàng triệu USD tiền mặt được Mỹ cất tại Đại Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn đã không thể di tản được vì mọi máy bay đều ưu tiên trở người. Kết quả là Thủy quân Lục chiến Mỹ đã phải đốt toàn bộ số tiền này trước khi rút lui chuyến cuối cùng vào sáng sớm ngày 30/4/1975 - ít tiếng trước khi xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: CBS.