Nhiều quốc gia châu Âu thức tỉnh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến nhiều nước châu Âu nhận thấy cần phải dựa vào chính mình nhiều hơn là trông chờ vào sự giúp đỡ từ nước ngoài.

Nhiều quốc gia châu Âu thức tỉnh

Hãng tin Mỹ Bloomberg cho biết, cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine đã buộc nhiều quốc gia phải xem xét lại các học thuyết quốc phòng của mình, từ các vấn đề mang tính chiến lược đến chiến thuật và cả những yếu tố ảnh hưởng đến dự trữ quốc phòng, bảo đảm hậu cần...

Bloomberg trích dẫn các quan chức quân sự tại chức và cựu binh, cũng như dữ liệu từ các nguồn mở của 10 quốc gia và NATO cho thấy rằng, cả thế giới đang học hỏi từ cuộc xung đột ở Ukraine, đánh giá lại mọi thứ, từ kho dự trữ và hệ thống vũ khí đến học thuyết quốc phòng.

Theo các tác giả của bài báo, các chính phủ trên khắp thế giới đang học hỏi từ cuộc chiến đầu tiên và cũng là cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ năm 1945 đến nay và xem xét kỹ lưỡng mọi thứ từ kho dự trữ đạn dược của đất nước đến hệ thống vũ khí và đường tiếp tế.

Không chỉ như vậy, một số quốc gia thậm chí đã xem xét lại các học thuyết quân sự quốc gia, vốn được xây dựng để xác định loại xung đột vũ trang nào có thể xảy ra với đất nước, với niềm tin rằng, điều này sẽ giúp họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc xung đột có thể xảy ra.

Vấn đề đầu tiên là sau khi chứng kiến Nga mỗi hàng bắn hàng chục nghìn quả đạn pháo, rocket các loại vào Ukraine, nhiều quốc gia châu Âu nhận ra rằng, khối lượng bom đạn sử dụng vượt quá sức tưởng tượng của mình, số lượng dự trữ trong kho của họ không đủ để duy trì cuộc chiến kéo dài vài tháng.

Do đó, một thực trạng được chỉ ra nhiều nhất là cuộc xung đột ở Ukraine đã làm cạn kiệt các kho vũ khí dự trữ của châu Âu, bộ trưởng quốc phòng nhiều nước được báo cáo rằng thực tế là "không còn gì trong kho", thậm chí cả “các bãi rác vũ khí” ("nghĩa địa vũ khí") đều trống rỗng.

Thậm chí một số cường quốc châu Âu như Đức cũng không còn đủ khối lượng đạn dược dự trữ theo quy định của NATO.

Năng lực sản xuất vũ khí, đạn dược ở châu Âu hiện đang suy giảm nghiêm trọng cả về quy mô lẫn tốc độ, thậm chí một số dây chuyền đạn dược thông thường hiện đã ngừng hoạt động từ hàng thập niên trước, dẫn đến tình trạng không thể bù đắp số lượng trang, thiết bị đã cung cấp cho Ukraine.

Do đó, một số quốc gia châu Âu ở gần Ukraine đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, đồng thời các quốc gia này cũng đang mở rộng năng lực sản xuất và tăng khối lượng dự trữ vũ khí, đặc biệt là về xe tăng, pháo binh và phòng không, bao gồm cả đạn dược của chúng.

Trước đó, tờ Politico của Mỹ cũng đã viết về những lo lắng của các quốc gia Trung Âu sau khi chứng kiến thực tiễn cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine là sự lo ngại sẽ “bị phương Tây bỏ rơi”.

Một số nước lo sợ rằng, việc cuộc chiến kéo dài và trở nên quá tốn kém sẽ khiến các quốc gia phương Tây sẽ buông tay trong cuộc xung đột Ukraine và thực tiễn đó có thể trở thành tiền lệ. Do đó, họ cần phải dựa vào mình nhiều hơn là trông chờ vào sự giúp đỡ từ nước ngoài.

Thậm chí, hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine không chỉ giới hạn ở các nước láng giềng châu Âu của Nga và Ukraine, mà cả ở phương Đông cũng đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến này.

Theo đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên là những quốc gia và vùng lãnh thổ đang tập trung chú ý nhiều nhất đến xung đột Nga-Ukraine. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đang giám sát chặt chẽ những động thái ở các quốc gia cách mình hàng ngàn dặm về phía đông.

Sự chú ý của Washington nhiều đến mức một số quan chức Nhà Trắng đang nói về việc coi các thực thể thể an ninh châu Âu và châu Á có mối liên kết chặt chẽ với nhau, hoặc có thể tại một thời điểm nào đó hòa làm một.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".