Nguy cơ mắc bệnh khi đựng thịt trong túi ni lông rồi cho vào tủ lạnh bảo quản
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), đựng thịt trong túi ni lông rồi nhét vào tủ lạnh có ưu điểm là không làm bay mùi, ám mùi vào tủ lạnh, đồ ăn thức uống cùng các loại thực phẩm sống trong tủ lạnh không bị ám mùi vào nhau.
Lưu ý khi bảo quản thịt trong tủ lạnh
Rửa sạch và bọc kín
Thịt, cá cần được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho tủ lạnh để bảo quản. Nhằm hạn chế chất độc hại ngấm vào thịt ảnh hưởng đến sức khoẻ, chị em nội trợ nên chọn túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa an toàn, chịu được nhiệt độ thấp.
Bí quyết là chia lượng thịt dự trữ thành nhiều phần nhỏ. Mỗi khi chế biến, bạn lấy số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình mang đi rã đông. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên thịt do thay đổi nhiệt độ nhiều lần.
Mỗi gia đình cũng nên trang bị máy hút chân không mini để hút hết không khí bên trong hộp/túi, tạo môi trường yếm khí để giữ độ tươi của thịt tốt hơn.
Thực phẩm sống nên được bọc riêng từng loại để đảm bảo vệ sinh và chất lượng thịt.Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ tủ lạnh quá thấp sẽ làm đóng đá thực phẩm, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phân hủy thực phẩm. Ngăn mát tủ lạnh nên được giữ ở khoảng 2 độ C, còn ngăn đông ở mức -18 độ C đến -25 độ C.
Thông thường, thanh/núm điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh chia làm các nấc từ một tới 5, trong đó mức 5 là lạnh nhất. Tuỳ theo loại thực phẩm trong tủ mà người nội trợ nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Không trữ thực phẩm quá lâu
Trong điều kiện không nhiễm khuẩn, thực phẩm tươi sống có thể dùng trong khoảng 4 đến 6 ngày ở ngăn mát và vài tháng ở ngăn đá (nhiệt độ thích hợp và làm lạnh liên tục).
Mẹo hay là bạn viết ngày tháng trên các hộp/túi thịt bảo quản. Như vậy, khi nấu nướng, bạn sẽ ưu tiên lựa chọn những loại thịt đã lưu trữ lâu hơn.
Thịt đã được sơ chế hay nấu chín có thể giữ được khoảng một tháng nếu để trên ngăn đông lạnh.