Nhiều đổi mới quan trọng trong công tác văn phòng các Sở GD&ĐT

GD&TĐ - Ngày 30/5, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị công tác văn phòng khối các Sở GD&ĐT năm 2023 do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tặng hoa Chánh văn phòng một số Sở GD&ĐT mới nhận nhiệm vụ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tặng hoa Chánh văn phòng một số Sở GD&ĐT mới nhận nhiệm vụ.

Phát huy vai trò quan trọng

Năm học 2022-2023, Văn phòng Bộ và Văn phòng các Sở GD&ĐT đã phát huy được vai trò quan trọng trong tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối sở năm 2022, góp phần tích cực cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các Sở GD&ĐT.

Văn phòng các Sở đã hỗ trợ các đơn vị, phòng ban chuyên môn và các nhà trường tại địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, bảo đảm các hoạt động của cơ quan hiệu quả, tạo đồng thuận xã hội về các chủ trương, chính sách mới của Ngành. Hoạt động theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Sở; hoạt động trả lời cử tri, Đại biểu Quốc hội được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, ổn định,

Việc tổ chức, triển khai công tác cải cách hành chính của Văn phòng các Sở GD&ĐT đạt được nhiều kết quả nổi bật, được UBND các tỉnh/thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

Công tác phối hợp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giữa Văn phòng Bộ và Văn phòng các Sở GD&ĐT được triển khai nhịp nhàng, thông suốt.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các Sở GD&ĐT năm 2023.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các Sở GD&ĐT năm 2023.

Mạng lưới, đội ngũ truyền thông được mở rộng; cách thức tiếp cận, hình thức tổ chức truyền thông được triển khai đa dạng, đạt được nhiều kết quả tốt. Qua đó, tạo niềm tin của xã hội đối với các hoạt động của ngành Giáo dục.

Tuy nhiên, công tác tham mưu đôn đốc thực hiện nhiệm vụ ở một số Văn phòng Sở chưa quyết liệt nên còn tình trạng nhiệm vụ chậm hoàn thành theo kế hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo nhiệm vụ về Bộ GD&ĐT. Cùng với đó, công tác báo cáo có khối lượng lớn, nhiều văn bản cần xử lý gấp đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ trong công tác tổng hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ.

Nhiều báo cáo định kỳ của các Sở GD&ĐT còn chưa phản ánh được đầy đủ tồn tại, hạn chế của GD&ĐT địa phương, đặc biệt là những bức xúc, vấn đề tiêu cực xảy ra tại cơ sở giáo dục mà nhân dân, dư luận và báo chí phản ánh.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do nguồn kinh phí còn khó khăn. Do đó, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hiện đại hóa hành chính.

Hội nghị ghi nhận một số ý kiến, đề xuất của các Sở GD&ĐT về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác văn phòng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Hội nghị ghi nhận một số ý kiến, đề xuất của các Sở GD&ĐT về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác văn phòng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, công tác văn phòng có tính đặc thù nên đội ngũ cán bộ, công chức ít được đi thực tế tại các cơ sở giáo dục, công tác tổng hợp chủ yếu qua chế độ báo cáo. Đây là hạn chế chung của các địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố. Mặt khác, việc tuyển dụng, bổ sung nhân sự công tác tại khối Văn phòng cũng gặp không ít khó khăn do khối lượng công việc lớn nhưng thu nhập cho cán bộ, công chức văn phòng còn hạn chế.

Đại diện một số Sở GD&ĐT các địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở các địa phương vùng khó..., những khó khăn trong tuyển sinh đầu cấp khi không còn sử dụng hộ khẩu…

Hội nghị còn nghe 2 báo cáo chuyên đề: Đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính nhằm cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục. Đại diện Cục Công nghệ thông tin báo cáo chuyên đề về Khai thác dữ liệu dân cư phục vụ xét ưu tiên liên quan đến nơi cư trú cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT/xét tuyển đại học, cao đẳng và thí sinh tham dự tuyển sinh đầu cấp vào các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Cần thay đổi trong truyền thông chính sách giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, công tác văn phòng những năm qua có nhiều đổi mới, từ công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, tham mưu cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Sở, báo cáo với Bộ và đóng góp cho toàn ngành. Đặc biệt, công tác truyền thông, truyền thông chính sách, kết quả trong thực tế, người tốt việc tốt… được quan tâm và đã có nhiều đổi mới quan trọng.

Về công tác cải cách hành chính đã được đẩy mạnh và gắn liền với chuyển đổi số, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Đề án 131 mà Bộ GD&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, ở một số địa phương, công tác tổng hợp, báo cáo, cập nhật dữ liệu vẫn còn chậm, muộn. “Vẫn có quan điểm cho rằng dữ liệu từ các Sở chuyển lên Bộ chỉ là báo cáo để thống kê. Nhưng thực chất dữ liệu bây giờ không chỉ là báo cáo, thống kê mà cần để phân tích, từ đó có những nhận định về tình hình thực tiễn để có những chỉ đạo, điều hành. Vì vậy, dữ liệu rất quan trọng” – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Để dữ liệu ngành giáo dục đảm bảo các tiêu chí đúng – đủ - sạch – sống, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dữ liệu phải được thông suốt và sử dụng hai chiều. Các Sở GD&ĐT phải được sử dụng, khai thác dữ liệu chung của Bộ GD&ĐT. Trong cùng hệ thống ngành dọc thì việc sử dụng dữ liệu chung sẽ thuận lợi, nhưng việc chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ngành trong cùng một địa phương, giữa các Bộ vẫn chưa được khai thác tốt.

Đại diện Sở GD&ĐT Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác truyền thông giáo dục.

Đại diện Sở GD&ĐT Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác truyền thông giáo dục.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ví dụ, mới đây, trong khảo sát của Ban Tuyên giáo về đổi mới giáo dục phổ thông, có thông tin về giá sách giáo khoa chương trình mới có phù hợp hay không. Trong đó, có khoảng 28% thầy cô giáo cho rằng không phù hợp, thế nhưng, khoảng 63% phụ huynh được hỏi lại cho rằng giá sách giáo khoa như thế là hợp lý. Ngành giáo dục các địa phương có được số liệu này hay không? Từ đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, truyền thông chính sách không phải chỉ để định hướng cho học sinh, cho gia đình mà còn là truyền thông của ngành đối với các ngành khác, với các cấp lãnh đạo…

Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn vẫn là đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy dữ liệu làm trung tâm của hoạt động và là trung tâm của mọi đề nghị. Dữ liệu của ngành GD&ĐT phải được liên thông và kết nối, được sử dụng 2 chiều và cần phải có quy chế để thực hiện điều này. Chuyển đổi số phải lấy phục vụ lợi ích của người dân, lấy người học nhà giáo, người dân là trung tâm.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận xét, công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, cách làm của một số Sở GD&ĐT còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa hướng đến đối tượng và thiếu tính mục tiêu. “Chúng ta đừng nên chỉ chú trọng đưa tin, bài về các hoạt động của ngành mà còn phải hướng đến truyền thông cho các sở, ngành khác tại địa phương, đoàn đại biểu quốc hội địa phương nắm được thực trạng, những khó khăn, kết quả đạt được của giáo dục địa phương chưa.” – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt vấn đề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ