Nhiếp ảnh trẻ tái hiện Vợ chồng A Phủ cực ấn tượng

Lấy ý tưởng từ tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhiếp ảnh trẻ Trang Đàm đã chuyển thể thành hình ảnh đầy tính nghệ thuật, lột tả sâu sắc về cuộc đời và khát vọng tự do nhân vật

Nhiếp ảnh trẻ tái hiện Vợ chồng A Phủ cực ấn tượng

Nhiếp ảnh trẻ Trang Đàm từng được nhiều người biết đến khi thực hiện bộ ảnh "Chí Phèo - Thị Nở: Phiên bản mới với cái kết đầy hạnh phúc, ấn tượng" và mới đây, bộ ảnh "Vợ chồng A Phủ" do cô chuyển thể từ truyện lại một lần nữa không ngừng được cư dân mạng chia sẻ và nhận được nhiều bình phẩm tích cực, lời khen ngợi từ người xem.

"Vợ chồng A Phủ" bộ ảnh qua lăng kính của nhiếp ảnh trẻ đã khắc họa một cách sâu sắc từ cuộc đời, số phận, tính cách của mỗi nhân vật và tỉ mỉ đến từng chi tiết trong bức ảnh trước những hà khắc của các thế lực phong kiến, áp bức bóc lột. Đồng thời, nhiếp ảnh cũng đã thể hiện được khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt của nhân vật một cách hoàn hảo.

Liên hệ với tác giả Trang Đàm, nữ nhiếp ảnh vừa mới thực hiện bộ ảnh chia sẻ: "Bộ ảnh được chụp vào thứ 7 tuần trước. Xuất phát từ ý tưởng ban đầu là "Vụ tranh chấp đường lưỡi bò của Trung Quốc" mình và ekip đã muốn chụp một bộ về nội dung vậy, nhưng vì liên quan tới chính trị nên rất khó.

Sau đấy bọn mình lại nghĩ đến việc kết hợp thêm cùng tác phẩm văn học, thấy "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm văn học rất hay và ý nghĩa vừa thể hiện được sự đấu tranh đòi lại tự do nên cả ekip đã quyết định dùng tác phẩm của cố nhà văn Tô Hoài và tái hiện lại bằng hình ảnh.

Tuy nhiên, Trang Đàm cũng cho biết: "Mặc dù bộ ảnh đã "xuất bản", nhưng có vẻ chưa thể hiện được như những gì mong muốn truyền đạt".

Được biết, bộ ảnh được thực hiện tại Hà Giang. Nam chính A Phủ do Hoàng Trường (sinh năm 1988) đảm nhiệm, Nam Dung trong vai diễn nhân vật Mị (sinh năm 1999), Mạnh Huấn (sinh năm 1994) trong vai A Sử và cha của Mị là bác Tuần (60 tuổi).

"Đây là một tác phẩm lớn, nó không đơn giản như bộ "Thị Nở - Chí Phèo" nên phải nói là rất khó khăn, phải mất 4 buổi mới thực hiện xong. Vì tất cả đều là nghiệp dư, chụp ảnh theo đam mê nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như là giới hạn về kinh phí, thời gian, trình độ diễn xuất", tác giả bộ ảnh bày tỏ.

Ngoài ra, theo Trang Đàm, trang phục vẫn là khó khăn đầu tiên, trang phục cũng không được như ý, cả ekip đã tìm tất cả những cửa hàng cho thuê quần áo, thậm chí hỏi mượn của trường dân tộc nội trú nhưng cũng không có trang phục giống trong tác phẩm, cũng không có kinh phí để tự đi đặt may được.

Đồng thời, nhân vật diễn xuất cũng hạn chế, lúc đầu mọi người đều nhận lời tham gia, nhưng đến buổi đi chụp thì được có vài người. Nhân vật A Phủ cũng không phải là theo kế hoạch lúc đầu, may mà anh Trường đã nhiệt tình hỗ trợ và hoàn thành xong bộ ảnh, nữ nhiếp ảnh kể.

Qua bộ ảnh mà cô gái thực hiện, Trang Đàm muốn gửi gắm thông điệp rằng: "Không phải bỗng nhiên làm bộ ảnh rồi than vãn, kể lể chỉ là thông qua bộ ảnh này, mình muốn gửi đến các bạn trẻ, nếu bị ức hiếp, bóc lột chúng ta không nên chịu đựng mà phải đứng lên đấu tranh đòi lại tự do, công bằng. Cũng giống như Trung Quốc tranh chấp, lấn chiếm biển Đông, chúng ta không thể im lặng và cam chịu, mà phải đứng đấu tranh".

Cùng xem trọn bộ ảnh "Vợ chồng A Phủ" đầy tính nghệ thuật không ngừng được quan tâm:

Nam Dung ((sinh năm 1999) trong vai diễn nhân vật Mị
Nam Dung ((sinh năm 1999) trong vai diễn nhân vật Mị
Bác Tuần (60 tuổi)trong vai người cha của Mị
Bác Tuần (60 tuổi)trong vai người cha của Mị

Mị là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng mặt lúc nào "cũng buồn rười rượi
Mị là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng mặt lúc nào "cũng buồn rười rượi
Người con gái ấy với danh nghĩa là con dây nhưng thực chất chính là tôi tớ. Thân phận Mị chí giống như là trâu ngựa vùi vào làm việc cả ngày lẫn đêm.
Người con gái ấy với danh nghĩa là con dây nhưng thực chất chính là tôi tớ. Thân phận Mị chí giống như là trâu ngựa vùi vào làm việc cả ngày lẫn đêm.
Một cô Mị hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
Một cô Mị hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
Mạnh Huấn (sinh năm 1994) trong vai A Sử
Mạnh Huấn (sinh năm 1994) trong vai A Sử


Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau
Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau
Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền Núi
Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền Núi
Những va chạm mang tính tự nhiên trong đêm tình mùa Xuân
Những va chạm mang tính tự nhiên trong đêm tình mùa Xuân
Đã khiến A Phủ trở thành con gạt nợ trong nhà thống lí
Đã khiến A Phủ trở thành con gạt nợ trong nhà thống lí


Bản năng ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng "Bị trói đứng"
Bản năng ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng "Bị trói đứng"
Và chính cảnh bi thương này đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị
Và chính cảnh bi thương này đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị

Mị nhớ lại cảnh mình và dần dần có tình thương với A Phủ. Mị cởi trói cho A Phủ rồi bất ngờ chạy theo A Phủ
Mị nhớ lại cảnh mình và dần dần có tình thương với A Phủ. Mị cởi trói cho A Phủ rồi bất ngờ chạy theo A Phủ
Những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo
Những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo
Áp lực bóc lột, đọa đầy người dân nghèo miền núi
Áp lực bóc lột, đọa đầy người dân nghèo miền núi

Mị như tìm thấy lại con người thật, một con người đầy sức sống và khát vọng dám thay đổi số phận để được sống yêu thương
Mị như tìm thấy lại con người thật, một con người đầy sức sống và khát vọng dám thay đổi số phận để được sống yêu thương
Theo Thế giới trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.