Nhập viên vì cho trẻ sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh

Thời điểm giao mùa như hiện nay, số lượng trẻ nhập viện do các triệu chứng viêm mũi họng ngày càng nhiều. Đa số các cháu phải vào viện cầu cứu bác sĩ khi bố mẹ đã sử dụng 1 – 2 đợt kháng sinh.

Nhập viên vì cho trẻ sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh
Nhap vien vi cho tre su dung bua bai thuoc khang sinh - Anh 1

Bệnh giao mùa chưa cần dùng vội kháng sinh .

Vào thời điểm giao mùa trẻ hay bị sổ mũi và các phụ huynh thường mua đủ các loại thuốc, kháng sinh cho con uống.

Chị Dương Thị Huyền trú tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa con đến Bệnh viện Nhi khám bệnh với các triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi và đêm có dấu hiệu khó thở.

Chị Huyền cũng giống như biết bao bà mẹ khác, khi con bị sụt sịt, chảy nước mũi xanh, chị mua kháng sinh cho con uống. Nhưng 2 tuần vẫn không đỡ, đổi 2 – 3 loại kháng sinh vẫn không ăn thua, đến khi bé sốt, ho và khó thở chị mới đưa con đến viện.

Vì con từng có tiền sử viêm phổi nên chị đến thẳng Bệnh viện Nhi trung ương khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm hô hấp trên do vi rút chứ không phải do vi khuẩn nên việc dùng kháng sinh vô ích, cho về nhà điều trị ngoại trú.

Chị Vũ Hải Đường trú tại Long Biên, Hà Nội đưa con tới khám Nhi ở Bệnh viện Bạch Mai kèm theo một vài lọ thuốc trước đó chị đã được người bán thuốc tư vấn, bán cho. Chị Đường kể, cháu bị ho, nước mũi xanh và cả một tuần này cứ khò khè nên chị ra hiệu thuốc mua thuốc. Chị cũng chẳng biết thuốc nào là kháng sinh, chỉ thấy người bán kê như thế nào chị về làm theo như thế đó.

Trong số 3 loại thuốc chị mang đến chỉ có 1 lọ xi rô còn lại là hai vỉ thuốc kháng sinh cộng với lọ kháng sinh thuộc dạng nặng.

Chỉ nên dùng kháng sinh khi nào?

Theo các bác sĩ nhi, việc sử dụng sai kháng sinh ở trẻ nhỏ xảy ra thường xuyên và gặp ở bất cứ phụ huynh nào. Điều này rất nguy hiểm.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn.

Biểu hiện nhận biết trẻ mắc bệnh do vi khuẩn mà cha mẹ nên để ý đó là dấu hiệu sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt.

Lâm sang có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ như: Mụn nhọt trên da, viêm cơ, áp xe cơ, viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc trong các bệnh do virus nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu…

Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn.

Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi cơ thể nhiễm khuẩn thì chỉ số bạch cầu trong máu và CRP tăng cao, protein và tế bào trong nước tiểu thay đổi. Chụp X-quang phổi cũng có thể nhận định được tình trạng viêm phổi do vi khuẩn hay virus.

Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh.

Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.

Nếu lần sau trẻ ốm không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.

Theo PGS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương- để xác định có đúng là do vi khuẩn hay không rồi hãy uống kháng sinh. Điều này giúp giảm tiền thuốc.

Chỉ cần làm các test thử CRP. Hiện nay những test thử này chỉ có giá 20 – 25 nghìn đồng nhưng bảo hiểm y tế không chi trả nên các bác sĩ cũng không sử dụng biện pháp này mà kê luôn kháng sinh gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.

Kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, vi khuẩn lờn thuốc dẫn đến có những bệnh đơn giản nhưng khó chữa, ví dụ như tụ cầu vàng kháng thuốc, ecoli kháng thuốc.

PGS Kính cho biết nguyên tắc không được tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống, các bậc cha mẹ hãy bỏ qua kiểu truyền đơn thuốc, lấy đơn cũ cho bệnh mới để giảm bớt tình trạng lạm dụng thuốc như hiện nay.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.