Nhận diện thách thức của giáo dục trước cuộc cách mạng 4.0

GD&TĐ - Theo TS Lê Thị Mai Hương và thạc sỹ Lê Vũ Hà – Học viện Quản lý Giáo dục: Nhận diện được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cũng nhận ra những thách thức của giáo dục trước cuộc cách mạng này.

Người học phải thay đổi để trở thành chủ nhân thực sự của cuộc cách mạng CN 4.0. Ảnh minh họa/internet
Người học phải thay đổi để trở thành chủ nhân thực sự của cuộc cách mạng CN 4.0. Ảnh minh họa/internet

Cụ thể: Thứ nhất là sự phát triển của kinh tế: giáo dục và đào tạo phải cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu cao của nền sản xuất hiện đại, một nền sản xuất mà con người phải “cạnh tranh” với robot.

Thứ hai là sự thay đổi từ phía xã hội: Đòi hỏi con người phải có sự hiểu biết sâu và rộng về mọi vấn đề của xã hội, do đó càng đòi hỏi chất lượng cao về đầu ra của GD&ĐT; thứ ba là sự thay đối từ phía người học: Người học không thụ động học mà chủ động học, học bằng nhiều cách khác nhau, học song hành với làm.

Người học mong muốn học giỏi một nghề nhưng lại phải biết nhiều nghề, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo đi kèm với kỹ năng mềm luôn đươc rèn luyện, khả năng ứng dụng KHCN và thiết bị khoa học hiện đại, luôn có sự sáng tạo, để không chỉ làm việc mà còn chung sống và tự hoàn thiện bản thân. Người học phải thay đổi để trở thành chủ nhân thực sự của cuộc cách mạng CN 4.0.

Thứ ba là sự thay đổi từ phía người dạy: người ậạy không chỉ cung cấp kiến thức mà phải hiểu biết về cách thức định hướng cho người học khám phá để tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân, mà phải biết tích hợp để vừa định hướng tìm hiểu, khám phá kiến thức vừa rèn được kỹ năng nghề cho người học đồng thời bổ sung hoàn thiện kiến thức liên quan và hệ thống kỹ năng mềm cho người học. Đặc biệt là khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học để tiệm cận với CN 4.0.

Thứ ba là sự trì trệ của tư duy cũ trong giáo dục và đào tạo: chỉ tập trung phát triển kiến thức, kỹ năng cơ bản; tách kiểm tra với giảng dạy; người học làm việc cá nhân với cùng một mục đích; hoc theo thứ tự; quản lý giám sát hành chính; chỉ có học sinh giỏi mới được dạy cách tư duy.

Thứ tư là tư duy quản lý bảo thủ, quan liêu, máy móc thiếu sự tự chủ, chủ động của đội ngũ CBQL và nhà giáo...

Giáo dục đang phải đứng trước nhiều thách thức của xu thế mới, của cuộc cách mạng CN 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức ấy là những cơ hội mở rộng tầm tthìn, tự bản thân phải nhận biết các cp hội để “chớp” lấy cùng với sự vận dụng khả năng năng của bản thân để vượt qua thách thức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ