Nhận diện khó khăn để nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục Mầm non độc lập

GD&TĐ - Ngày 21/9, Bộ GD&ĐT tổ chức HT “Nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập”.

Hội thảo “Nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập”.
Hội thảo “Nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập”.

Hội thảo thu hút gần 300 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non (GVMN) thuộc 63 Sở GD&ĐT, Ban Phụ nữ Quân đội, Hiệp hội GDMN ngoài công lập; đại diện một số đơn vị Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ GD&ĐT. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự và chỉ đạo Hội thảo.

Trong những năm qua, quy mô, mạng lưới trường lớp cấp học giáo dục mầm non (GDMN) đã không ngừng phát triển, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Trong đó, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc huy động trẻ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Đặc biệt nhóm trẻ quy mô tối đa 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của cha mẹ trẻ em đã tháo gỡ khó khăn cho những nơi mạng lưới cơ sở GDMN không đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ em đến trường, hỗ trợ rất lớn cho lực lượng lao động cống hiến cho xã hội (nhất là lao động nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất), gánh vác trách nhiệm cùng xã hội trong việc đảm bảo quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.

Nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ thống các nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, Bộ GD&ĐT đã tham mưu chính phủ và ban hành nhiều văn bản, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển mạng lưới cơ sở GDMN độc lập, đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của người dân, đảm bảo công bằng về quyền lợi cho mọi trẻ em.

Hội thảo thu hút gần 300 đại biểu đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.

Hội thảo thu hút gần 300 đại biểu đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc: Đa số nhóm trẻ có quy mô nhỏ dưới 7 trẻ vẫn tổ chức và hoạt động tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, rất khó quản lý và chưa được quan tâm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ở một số địa phương, cơ sở GDMN độc lập hoạt động không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi về địa điểm, cơ sở vật chất và đội ngũ nên ảnh hưởng đến công tác quản lý và chất lượng hoạt động. Nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục chưa bảo đảm dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả.

Các đại biểu tham quan lớp mầm non độc lập Ngôi sao hạnh phúc tại Hà Nội.

Các đại biểu tham quan lớp mầm non độc lập Ngôi sao hạnh phúc tại Hà Nội.

Phòng GD&ĐT chưa cụ thể việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở GDMN độc lập cũng như việc chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn. Đặc biệt, do dịch bệnh Covid 19 thời gian qua, đã gây thiệt hại, khó khăn đối với cơ sở GDMN độc lập, hoạt động không ổn định.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh yêu cầu, để tìm ra những giải pháp quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ để tháo gỡ bớt những khó khăn, vướng mắc của cơ sở GDMN độc lập như trên, Hội thảo cần đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong việc phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở GDMN độc lập và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới.

Thứ trưởng đề nghị Hội thảo tập trung vào các nội dung: Việc thực hiện và ban hành văn bản, chính sách liên quan đến quản lý, tổ chức và hoạt động cơ sở GDMN độc lập. Công tác phối hợp giữa ban ngành, UBND cấp xã và Phòng GD&ĐT trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình thành lập, cấp phép..; quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp quản lý.

Các chính sách địa phương nhằm bảo đảm các điều kiện tổ chức và hoạt động cơ sở GDMN độc lập (đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…). Công tác hướng dẫn chuyên môn; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình GDMN đảm bảo chất lượng. Quản lý, tổ chức, hoạt động đối với các cơ sở GDMN độc lập tại các địa bàn có khu công nghiệp.

Tính đến thời điểm tháng 5/2022, cả nước hiện có 16.090 cơ sở GDMN độc lập. Huy động được 502.998/4.922.422 số trẻ em ra lớp chung toàn cấp học, bao gồm cả loại hình trường (tỷ lệ 10,2% trong tổng số huy động chung), trong đó gồm 171.837/814.012 trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (tỷ lệ 21,1% trong tổng số huy động chung, chiếm khoảng 1/5 (21%/100%) tỷ lệ huy động chung trẻ nhà trẻ của cả cấp học), 127.768/4.108.410 trẻ em mẫu giáo (tỷ lệ 3,1% trong huy động chung), 118.292/1.542.233 trẻ em 5 tuổi (tỷ lệ 7,7% trong huy động chung).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...