Nhà tâm lý học chỉ ra 5 dấu hiệu ở trẻ cần điều chỉnh ngay kẻo hối hận

GD&TĐ - Nếu con bạn có những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang nuôi dạy sai cách. Hãy điều chỉnh để ngay trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.

Trẻ mong đợi mọi việc diễn ra theo ý mình nhưng trên thực tế, chúng mới là những người liên tục nói “không” với cha mẹ. (Ảnh: ITN).
Trẻ mong đợi mọi việc diễn ra theo ý mình nhưng trên thực tế, chúng mới là những người liên tục nói “không” với cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Không bậc cha mẹ nào muốn con mình cảm thấy buồn bã và khó chịu, thế nên nhiều khi họ chấp nhận nhượng bộ thay vì từ chối yêu cầu của con.

Nhưng, chiều chuộng và liên tục đáp ứng đỏi hỏi của con có thể gây hại về lâu dài. Việc cha mẹ bảo vệ con bằng cách tránh né những trải nghiệm thử thách sẽ làm giảm cơ hội xây dựng khả năng phục hồi của chúng.

Ở Hoa Kỳ, Michele Borba không chỉ là một nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng, cô còn là một người mẹ, tác giả sách và chuyên gia giáo dục. Cô chia sẻ: “Là một nhà tâm lý học trẻ em, tôi đã chứng kiến ​​những đứa trẻ hư hỏng lớn lên trở thành những người lớn ích kỷ, bất hạnh và thường xuyên bất mãn”.

Borba cũng chia sẻ nhiều cách nhằm giúp các bậc cha mẹ khắc phục hành vi xấu của trẻ trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.

Dấu hiệu cho thấy con bạn là một đứa trẻ hư

Các bậc cha mẹ đừng mong đợi trẻ sẽ đánh giá cao phong cách nuôi dạy mới áp dụng. (Ảnh: ITN).
Các bậc cha mẹ đừng mong đợi trẻ sẽ đánh giá cao phong cách nuôi dạy mới áp dụng. (Ảnh: ITN).

Bước đầu tiên là xác định các dấu hiệu của một đứa trẻ hư hỏng. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất:

Trẻ không chấp nhận sự từ chối

Trẻ mong đợi mọi việc diễn ra theo ý mình nhưng trên thực tế, chúng mới là những người liên tục nói “không” với cha mẹ.

Thích nhận hơn là cho

Những đứa trẻ hư không đánh giá cao những gì bạn làm cho chúng. Thay vì nói “làm ơn” và “cảm ơn”, chúng thường dùng những từ ngữ mang tính ra lệnh.

Yêu cầu mọi thứ càng sớm càng tốt

Trẻ không cho rằng người khác có thể cảm thấy bất tiện trước những yêu cầu của mình và mong muốn người khác đặt các ưu tiên của họ sang một bên để đáp ứng nhu cầu của mình.

Chỉ nghĩ về bản thân

Trẻ cảm thấy mình có quyền và mong đợi những ân huệ đặc biệt.

Không bao giờ hài lòng với những gì mình có

Những đứa trẻ hư thường có tất cả đồ chơi trên đời nhưng không bao giờ cảm thấy đủ. Chúng luôn muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa.

Cách uốn nắn những đứa trẻ hư

Borba cảnh báo các bậc cha mẹ đừng mong đợi trẻ sẽ đánh giá cao phong cách nuôi dạy mới áp dụng. Lúc đầu, chúng có thể sẽ phản kháng, vì vậy cha mẹ cần làm mọi việc chậm rãi và đừng nhượng bộ.

Nói “không” với con mà không cảm thấy tội lỗi

Các bậc cha mẹ thường tin rằng việc từ chối con sẽ làm giảm lòng tự trọng của con, nhưng nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi dạy theo khuôn khổ và cách nuôi dạy ít dễ dãi hơn có giá trị bản thân cao hơn và cảm thấy đồng cảm hơn với người khác.

Khi bạn nói “không”, hãy đưa ra một lý do ngắn gọn để giúp trẻ hiểu tại sao: “Bài tập về nhà phải hoàn thành trước giờ chơi. Bằng cách này, con có thể vui chơi mà không phải lo lắng,” hoặc “Hôm nay không có thời gian chơi vì con bị ho và có thể lây nhiễm. Bố mẹ không muốn bạn bè của bạn bị ốm”.

Khen ngợi những điều đúng đắn

Nếu con bạn thích được nghe những lời khen, hãy thử khen ngợi khi chúng làm điều gì đó cùng bạn bè hoặc làm việc có ích cho ai đó. Ví dụ: “Con và bạn cùng lớp đã làm rất tốt dự án tại trường” hoặc “Con rất chu đáo khi tặng đồ chơi cho bạn”.

Tăng cường lòng biết ơn

Thực hành lòng biết ơn giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn, đương đầu tốt hơn với nghịch cảnh và tăng sự hài lòng trong cuộc sống.

Những đứa trẻ nhỏ hơn có thể vẽ những điều chúng biết ơn và những đứa trẻ lớn hơn có thể viết những lời cảm kích của mình vào nhật ký.

Rèn tính kiên nhẫn

Nghiên cứu cho thấy khả năng chờ đợi có mối tương quan chặt chẽ với thành công về học tập và tài chính trong tương lai.

Nếu bạn đang nói chuyện điện thoại và con bạn muốn bạn chú ý, hãy ra hiệu: “Để sau nhé!”. Nếu con muốn mua một chiếc váy trong siêu thị ngay bây giờ nhưng bạn lại quên ví tiền ở nhà, hãy nói với con: “Lần sau nhé!”

Chỉ ra những hành động thiếu tế nhị

Bất cứ khi nào con bạn làm điều gì đó thiếu cân nhắc, hãy giúp chúng xem xét cảm xúc của người khác: “Con nghĩ bạn của con cảm thấy thế nào khi con giật lấy chiếc kẹo từ tay bạn ấy mà không hỏi?”

Những câu hỏi phù hợp có thể giúp trẻ học cách đồng cảm và nhận ra hành động thiếu tế nhị của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Tập trung vào việc cho đi chứ không phải nhận lại

Tìm cơ hội cho con làm việc gì đó cho người khác, chẳng hạn như cắm nồi cơm cho một người hàng xóm ốm yếu hoặc gom đồ chơi để tặng các bé có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Khi nói đến việc tiếp nhận, hãy đặt ra giới hạn về vật chất và tuân thủ chúng. Ngoài ra, bạn nên dạy con cách nhận quà đi kèm câu nói bày tỏ sự cảm kích.

Theo cnbc.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.