Công thức nuôi dạy con thành đứa trẻ hạnh phúc

GD&TĐ - Để có thể nuôi dạy trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc và ngoan ngoãn... bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây.

Hãy nhớ khen ngợi con khi chúng thể hiện những thay đổi hành vi tích cực. (Ảnh: ITN).
Hãy nhớ khen ngợi con khi chúng thể hiện những thay đổi hành vi tích cực. (Ảnh: ITN).

Khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, thử thách đối với cha mẹ đặc biệt khó khăn. Tuổi này, trẻ thường có những nhu cầu và mong muốn khác với trẻ nhỏ. Bên cạnh việc áp dụng quy tắc, cha mẹ cần chú ý đến từng hành vi và lời nói của mình hàng ngày.

Không có gì ngạc nhiên khi trẻ em được ví như miếng bọt biển, chúng quan sát và hấp thụ mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, bạn phải cố gắng nhấn mạnh những thói quen tốt của con mình.

Dưới đây là một số phương pháp, bạn có thể tham khảo trong quá trình nuôi dạy con mình:

Thể hiện tốt trước mặt con

Trẻ em học hỏi bằng cách quan sát người lớn. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình phát triển những thói quen tốt, hãy cố gắng biến những thói quen đó thành một trò chơi hoặc một cuộc thi. Trẻ sẽ thấy đây là một việc tích cực và thú vị chứ không phải là một việc nhàm chán.

Điều quan trọng là phải nhất quán trong cả lời nói và hành động khi cố gắng truyền cho con những thói quen tốt. Nếu bạn nói một đằng làm một nẻo, con sẽ nhanh chóng bối rối và chán nản.

Hãy nhớ khen ngợi con khi chúng thể hiện những thay đổi hành vi tích cực. Điều này sẽ giúp chúng cảm thấy có động lực để tiếp tục phát triển những thói quen tốt.

Truyền cho con khả năng đồng cảm

Khuyến khích trẻ nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. (Ảnh: ITN).

Khuyến khích trẻ nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. (Ảnh: ITN).

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm với tư cách là cha mẹ là truyền cho con mong muốn được đồng cảm.

Đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Đó là kỹ năng sống quan trọng giúp chúng ta liên hệ với người khác, xây dựng các mối quan hệ và giải quyết xung đột.

Tuy nhiên, sự đồng cảm không phải lúc nào cũng đến một cách tự nhiên. Một số đứa trẻ được sinh ra với khả năng đồng cảm mạnh mẽ, trong khi những đứa trẻ khác cần được dạy cách phát triển nó. Là cha mẹ, bạn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con mình phát triển kỹ năng này.

Nói về cảm xúc

Thảo luận về cảm xúc một cách cởi mở giúp con hiểu được cảm xúc của chính mình cũng như cảm xúc của người khác.

Khi chúng lớn lên, điều này cũng sẽ giúp chúng phát triển trí tuệ cảm xúc – khả năng nhận thức, thấu hiểu và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả.

Khuyến khích trẻ nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. Giúp trẻ hiểu rằng có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận bất kỳ tình huống nào.

Đừng quát mắng

Khi bạn to tiếng với con, điều đó không khiến chúng muốn nghe lời bạn hoặc cư xử tốt hơn. Trên thực tế, nó thường phản tác dụng. Quát mắng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, bị từ chối và không được yêu thương.

Hành vi này làm tổn hại đến lòng tự trọng của con và khiến con khó hợp tác với bạn hơn. Nếu bạn cần kỷ luật con mình, hãy thử sử dụng các phương pháp hợp lý khác.

Hỗ trợ trẻ học cách hòa hợp với người khác

Cha mẹ cần chỉ cho con cách đối mặt với khó khăn theo hướng tích cực. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ cần chỉ cho con cách đối mặt với khó khăn theo hướng tích cực. (Ảnh: ITN).

Bằng cách dạy con sự tôn trọng, tử tế và quan tâm đến người khác, bạn sẽ giúp con phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Quan trọng là bạn nên dạy con bạn giải quyết xung đột trong hòa bình. Hãy giúp chúng hiểu rằng việc không đồng ý với người khác là điều bình thường nhưng phải thể hiện điều đó một cách tôn trọng.

Chỉ cho con cách lắng nghe quan điểm của người khác và thỏa hiệp khi cần thiết. Bạn cũng có thể tự mình làm gương cho những hành vi xã hội tốt và khen ngợi con khi chúng hành động tử tế đối với người khác.

Dạy con suy nghĩ tích cực

Cha mẹ cần chỉ cho con cách đối mặt với khó khăn theo hướng tích cực. Khi con cái chứng kiến ​​cha mẹ vất vả, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, đó là tấm gương tốt để chúng noi theo.

Ngoài ra, điều này còn giúp con phát triển khả năng phục hồi và đương đầu với nghịch cảnh trong cuộc sống.

Theo tist.school

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ