Nhà khoa học tiết lộ sự thật gây rùng mình về mùi clo ở hồ bơi

GD&TĐ - Nhiều hồ bơi công cộng chứa mầm bệnh nguy hiểm dù có clo, có thể gây tiêu chảy, phát ban ngứa hoặc viêm tai, chuyên gia cảnh báo.

Giáo sư Cuchara cho biết các chất như mồ hôi và nước tiểu - thường có trong nước hồ bơi - tương tác với clo để tạo thành các sản phẩm phụ hóa học gọi là cloramin có thể gây nguy cơ cho sức khỏe.
Giáo sư Cuchara cho biết các chất như mồ hôi và nước tiểu - thường có trong nước hồ bơi - tương tác với clo để tạo thành các sản phẩm phụ hóa học gọi là cloramin có thể gây nguy cơ cho sức khỏe.

Mầm bệnh rình rập dưới làn nước xanh

Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, nhiều người tại Anh tìm đến hồ bơi hoặc công viên nước. Tuy nhiên, các hồ bơi công cộng và công viên nước có thể chứa đầy mầm bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, một chuyên gia cảnh báo.

Điều đó có nghĩa là chỉ một lần bơi ngắn cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, phát ban ngứa hoặc một tình trạng gọi là viêm tai do bơi lội, làm hỏng kế hoạch mùa hè.

Dù mùi clo nồng có thể khiến người bơi cảm thấy yên tâm, nhưng theo một nhà vi sinh, hóa chất này không tác dụng ngay lập tức và cũng không tiêu diệt được tất cả mọi thứ.

“Trong những ngày hè nóng nực, ít thứ gì sảng khoái hơn việc ngâm mình trong hồ bơi, nhưng...” bà Lisa Cuchara, giáo sư khoa học y sinh tại Đại học Quinnipiac ở bang Connecticut, viết trên The Conversation.

Bà Cuchara nghiên cứu cách mầm bệnh lây lan ở nơi công cộng và cho biết “yếu tố đáng ngại” của hồ bơi công cộng “thực sự có cơ sở”.

Mùi clo nồng không đồng nghĩa với nước sạch

Trong 25 năm qua, số liệu cho thấy hồ bơi là nơi phổ biến nhất xảy ra bùng phát bệnh đường ruột lây qua nước ở Anh và xứ Wales.

Thủ phạm lớn nhất là Cryptosporidium, một loại ký sinh trùng có thể gây bệnh dạ dày kéo dài tới hai tuần.

“Ngay cả trong hồ bơi được xử lý clo đúng cách, một số mầm bệnh vẫn tồn tại từ vài phút đến vài ngày,” bà Cuchara nói.

“Một trong những thủ phạm phổ biến nhất là Cryptosporidium, một loại vi trùng siêu nhỏ gây tiêu chảy.”

Bà cho biết mầm bệnh này lây lan khi chất thải xâm nhập vào nước và bị người khác nuốt phải. Chỉ một lượng rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cũng có thể lây nhiễm cho hàng chục người.

Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa cũng là một mầm bệnh phổ biến khác, có thể gây phát ban ở bồn tắm nước nóng – một bệnh nhiễm trùng da biểu hiện bằng mẩn đỏ, ngứa rát quanh nang lông.

Vi khuẩn này cũng có thể gây viêm tai do bơi lội, một dạng nhiễm trùng ống tai ngoài thường xảy ra do vi khuẩn hoặc nấm phát triển sau khi nước bị giữ lại trong tai.

Ngoài ra, norovirus, thường được gọi là virus dạ dày và adenovirus, vốn thường gây triệu chứng cảm lạnh hoặc giống cúm, cũng có thể tồn tại trong nước hồ bơi và gây bệnh.

nha-khoa-hoc-tiet-lo-su-that-gay-rung-minh-ve-mui-clo-o-ho-boi-2.jpg
Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng có thể gây ra bệnh đau dạ dày kéo dài đến 2 tuần. Đây là tác nhân chính gây ra các bệnh đường ruột truyền nhiễm qua đường nước ở Anh và xứ Wales.

Một mùi clo nồng cũng có thể là dấu hiệu cần cảnh giác

Các chất như mồ hôi và nước tiểu, vốn thường có trong nước hồ bơi, tương tác với clo tạo ra các sản phẩm phụ hóa học gọi là chloramine, có thể gây rủi ro cho sức khỏe.

“Chính các sản phẩm phụ này tạo ra mùi clo nồng đó,” bà Cuchara nói thêm - “Một hồ bơi sạch thực ra không có mùi clo nồng.

Bà cho rằng có một quan niệm sai lầm phổ biến là mùi clo nồng chứng tỏ hồ bơi sạch. Thực tế, nó có thể là dấu hiệu ngược lại, đó là nước đã bị ô nhiễm và nên tránh xa.

Các mẹo giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh gồm cố gắng không để nước vào miệng, tắm và lau khô tai thật kỹ sau khi bơi.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tác phẩm 'Bác Hồ tìm đường cứu nước'.

Kể chuyện non sông bằng sơn mài

GD&TĐ - Khi cả dân tộc cùng nhìn về cội nguồn, kỷ niệm những lát cắt lịch sử thì nghệ thuật lặng lẽ nói lên những điều không thể diễn đạt bằng lời.