Nhà báo Trịnh Phương: “Tác phẩm là sự tri ân đến những nhà giáo”

GD&TĐ - Qua tác phẩm “Những người gieo hạt niềm tin” nhà báo Trịnh Phương – Báo Quảng Ngãi mong muốn, hình ảnh “người đưa đò” thầm lặng của quê hương càng được lan tỏa đến bạn đọc như một sự tri ân đến những nhà giáo...

Nhà báo Trịnh Phương (thứ 3, từ phải qua).
Nhà báo Trịnh Phương (thứ 3, từ phải qua).

Tuyến bài: “Những người gieo niềm hạt niềm tin” gồm 2 tác phẩm nối tiếp là: “Thanh trong, nghĩa tình”“Khát vọng cống hiến” của nhà báo Trịnh Thị Phương (bút danh: Trịnh Phương) Phòng Nội chính - Văn hóa - Xây dựng Đảng của Báo Quảng Ngãi đã cho bạn đọc nhìn thấy sự hy sinh thầm lặng của những “người đưa đò” ở tỉnh Quảng Ngãi.

Đặc biệt là những giáo viên đang ngày đêm giảng dạy và đóng vai trò trách nhiệm như là người cha, người mẹ của học sinh ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với PV Báo GD&TĐ, nhà báo Trịnh Phương cho biết, gần 10 năm phụ trách mảng giáo dục, chị đã có nhiều bài viết tuyên truyền cho lĩnh vực mình phụ trách.

Ở mỗi nơi mà chị đi qua đã để lại những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đặc biệt, những hy sinh, cống hiến thầm lặng của các thầy, cô giáo vì các thế hệ học trò thân yêu đã đem đến cho chị những băn khoăn, trăn trở.

“Tôi quyết định chọn đề tài “Những người gieo hạt niềm tin”. Bài viết đã lột tả những điều thầm lặng chứa đựng trong mỗi nhà giáo chân chính. Từ những nét thanh trong, cốt cách của một nhà giáo đến những tấm lòng cho đi vì tất cả là sự yêu thương học trò, yêu thương, nghĩa tình, sẻ chia với mọi người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống”, nhà báo Trịnh Phương chia sẻ.

Nhà báo Trịnh Phương mong muốn hình ảnh “người đưa đò” thầm lặng của quê hương Quảng Ngãi càng được lan tỏa đến bạn đọc toàn quốc như một sự tri ân đến những nhà giáo
Nhà báo Trịnh Phương mong muốn hình ảnh “người đưa đò” thầm lặng của quê hương Quảng Ngãi càng được lan tỏa đến bạn đọc toàn quốc như một sự tri ân đến những nhà giáo

Theo nhà báo Trịnh Phương, những nhà giáo luôn mang trong mình quan niệm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Họ không chỉ là những nhà giáo giỏi về truyền thụ kiến thức mà họ còn là ngọn lửa, là người “gieo hạt” cho từng thế hệ bằng niềm tin vào cuộc sống và vào chính mỗi bản thân mình.

“Những nhà giáo đã “truyền lửa” cho từng thế hệ học sinh bằng nhân cách, mô phạm của một nhà giáo và cả chính lòng yêu nghề, mến trẻ. Họ khát khao được cống hiến cả niềm đam mê, tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp đưa đò thầm lặng.

Hạnh phúc lớn nhất ở mỗi nhà giáo là được đón nhận những thành quả tốt đẹp từ học sinh của mình qua bao tháng ngày dạy dỗ. Đấy cũng chính là nụ cười mãn nguyện nhất trong sự nghiệp trồng người của những nhà giáo chân chính”, nhà báo Trịnh Phương tâm sự.

Khi được thông báo tác phẩm của mình đã đạt Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam, nhà báo Trịnh Phương cho rằng, đây là niềm vui khó lột tả khi “đứa con tinh thần” của mình được đón nhận.

“Đối với tôi, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" là một giải thưởng mang ý nghĩa đặc biệt. Đó không chỉ là giải thưởng báo chí thông thường mà đánh dấu sự trưởng thành trong lĩnh vực phụ trách, được đóng góp phần nhỏ sức lực vào sự nghiệp giáo dục quốc gia.

Qua tác phẩm, hình ảnh “người đưa đò” thầm lặng của quê hương Quảng Ngãi càng được lan tỏa đến bạn đọc toàn quốc như một sự tri ân đến những nhà giáo chân chính mà tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện để viết nên những tác phẩm” nhà báo Trịnh Phương nói.

Qua tác phẩm “Những người gieo hạt niềm tin”, tác giả mong rằng Nhà Nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng tiếp tục có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm động viên các thầy, cô giáo đặc biệt là giáo viên vùng cao tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

“Đây là năm thứ 2, cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để đổi mới thành công thì người thầy đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi ở sự cống hiến của các nhà giáo khi đời sống vật chất, môi trường công tác lẫn vai trò của họ chưa được đảm bảo”, nhà báo Trịnh Phương nói.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.