"Cuộc thi là một sân chơi ý nghĩa cho phóng viên bám mảng giáo dục"

GD&TĐ - Nhà Báo Đinh Thị Tuyết Mai, Ban Thanh niên, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhấn mạnh điều trên khi chia sẻ về cảm xúc sau đoạt giảo Báo chí "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2021.

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai trong một lần tác nghiệp. Ảnh: NVCC.
Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai trong một lần tác nghiệp. Ảnh: NVCC.

Từ loạt bài "Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia, nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai, Ban Thanh niên, Báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng một đồng nghiệp là nhà báo Phạm Hương Giang đã cho bạn đọc nhìn nhận sâu sắc hơn xung quanh việc ngành giáo dục áp dụng các phương pháp dạy học online hiệu quả, cùng những khó khăn, thách thức khi triển khai chuyển đổi số trong giáo dục.

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai, đại diện cho nhóm tác giả thực hiện loạt bài này cho hay, trong 3 năm qua, nước ta bị tác động bởi dịch Covid-19, ngành Giáo dục cũng không nằm ngoài tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, 2 năm học trước, các trường học chỉ dạy online một thời gian ngắn, trong năm học này các địa phương, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều phải học trực tuyến trong thời gian dài.

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai đại diện nhóm tác giả chia sẻ với Báo GD&TĐ. Ảnh: NVCC.
Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai đại diện nhóm tác giả chia sẻ với Báo GD&TĐ. Ảnh: NVCC.

“Tôi theo mảng giáo dục cũng được 6 năm. Thời gian không dài, không ngắn nhưng cũng hiểu nhiều vấn đề của ngành giáo dục. Theo dõi giáo dục tôi nhận thấy, lúc đó, cả thầy và trò đều chỉ coi dạy trực tuyến là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, trước sự khốc liệt của dịch bệnh, từ năm học 2020-2021, các cấp lãnh đạo, giáo viên đã phải coi việc dạy học trực tuyến là một việc lâu dài, phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt đề án chuyển đổi số trong giáo dục là môt chiến lược để đưa đất nước phát triển hơn. Ngoài ra, trong quá trình các trường triển khai dạy học online, tôi cũng nhận thấy có nhiều thầy cô sáng tạo những cách dạy hay, thu hút nhưng cũng có nhiều người vẫn chưa sáng tạo, còn bê nguyên cách dạy trực tiếp lên trực tuyến. Vì thế tôi cùng một đồng nghiệp lựa chọn đề tài này để viết" - Nhà báo Tuyết Mai chia sẻ.

Quá trình thực hiện tác phẩm, nhóm tác giả cũng gặp một chút khó khăn, đó là phải xâu chuỗi nhiều lần phỏng vấn ở những chuyến công tác khác nhau.

“Ví dụ, có một lầm đi công tác Hà Giang, tôi từ vài tháng trước đã phỏng vấn cho đề tài này, rồi trong chuyến đi công tác Gia Lai, tôi cũng đã tìm hiểu và phỏng vấn... Và sau nhiều lần đi cơ sở như thế, lúc viết bài phải ngồi lên đề cương, xâu chuỗi lại, hỏi thêm…

Một khó khăn nữa là ở bài cuối, chúng tôi định phóng vấn Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng do thời gian quá gấp, vì tuyến bài đã lên rồi nên không kịp đợi. Để kịp cho bài cuối xuất bản theo đúng thứ tự thời gian dự định, chúng tôi phải gọi điện cho rất nhiều chuyên gia để phỏng vấn ngay trong buổi tối hôm đó. Và đến đêm thì xong bài, kịp xuất bản theo đúng thời gian quy định” - Nhà báo Tuyết Mai tâm sự.

Được biết, khi viết loạt bài này, Nhà báo Tuyết Mai cùng một đồng nghiệp đã đi hỏi và nghe tư vấn từ một người trong ngành Giáo dục và cũng rất tâm huyết với chuyển đổi số trong giáo dục, ứng dụng thành công mô hình trường học thông minh... Nhờ có những buổi nói chuyện, tư vấn như thế, Nhà báo Tuyết Mai cùng đồng nghiệp hiểu kỹ hơn, từ đó lên đề cương cụ thể cho từng bài.

“Tôi cho rằng, cuộc thi là một sân chơi ý nghĩa cho phóng viên bám mảng giáo dục. Tôi thấy rằng, phóng viên theo giáo dục và đạt giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một niềm tự hào, hãnh diện. Hơn cả đó là phóng viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận có những đóng góp cho ngành mình theo” - Nhà báo Tuyết Mai nói.

Nhà Báo Tuyết Mai nhấn mạnh: “Tôi nghĩ có nhiều giải báo chí về các lĩnh vực nhưng có lẽ, phóng viên theo mảng nào mà được giải của mảng đó là niềm hãnh diện của phóng viên”.

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai (phải) và đồng tác giả trong lần nhận giải báo chí vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2019 Ảnh: NVCC.
Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai (phải) và đồng tác giả trong lần nhận giải báo chí vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2019 Ảnh: NVCC.

Nhà báo Đinh Thị Tuyết Mai xúc động chia sẻ thêm: “Đây là năm thứ 2 tôi dự thi và cả 2 lần dự thi đều có giải. Vui, hạnh phúc, vinh dự, đó là những cảm xúc của tôi hiện tại.

Tôi mong muốn Giải báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" sẽ tiếp tục duy trì, phát triển, là sân chơi cho phóng viên giáo dục để họ được ghi nhận, được đóng góp tiếng nói của ngành giáo dục đến với người dân và tiếng nói của người dân đến với ngành, để từ đó giáo dục được thực sự gắn với đời sống.

Bên cạnh đó, lan tỏa những điều mà ngành giáo dục đã và đang làm tốt, những tâm huyết, sáng tạo của thầy cô...".

Nói về mong muốn và đề xuất, Nhà báo Tuyết Mai cho biết, có rất nhiều, nhưng điều mà nhà báo ưu tiên trước mắt đó là vấn đề học online. Cụ thể: Bộ chủ trương giảm tải, rút ngắn thời gian học để từ đó giảm bớt thời gian tiếp xúc với máy móc của học sinh. Tuy nhiên 1 thực tế là ko giảm tải chương trình, không giảm tải thi cử thì khó lòng giảm được thời gian học của học sinh. Hiện nay, hầu hết các cháu trung học cơ sở đều học 7,8 tiếng mỗi ngày trên máy tính. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp nào đó để giảm thời lượng học sinh phải học trên máy tính nhiều như hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...