Nguyên nhân khiến các món ăn từ thịt có thể gây ung thư

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chế độ ăn nhiều thịt như thịt xông khói, giăm bông hay xúc xích có thể gia tăng nguy cơ mắc bênh ung thư.

Hãy cẩn trọng trước nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc ăn thịt xông khói, thịt nướng,..
Hãy cẩn trọng trước nguy cơ mắc bệnh ung thư từ việc ăn thịt xông khói, thịt nướng,..

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chế độ ăn nhiều thịt như thịt xông khói, giăm bông hay xúc xích có thể gây ra những tác động tiêu cực, trong đó có việc gia tăng nguy cơ mắc bênh ung thư.

Ăn nhiều thịt đã qua chế biến có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe mãn tính như đau nửa đầu, hen suyễn, suy tim, bệnh thận. Theo Báo cáo của Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư, chỉ 50g thịt chế biến mỗi ngày có thể tăng nguy cơ ung thư ruột lên 18%.

Nếu ăn nhiều hơn 90g thịt đỏ hoặc thịt qua chế biến, đó sẽ là mối nguy hại rất đáng lo ngại cho sức khỏe. 90g thịt tương đương với 3 lát cắt thịt bò nướng, thịt cừu hay thịt lợn mỏng, bằng với kích thước một lát bánh mì.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Daily Star Online, giáo sư Robert Pickard - Chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng - cho biết: "Chỉ có những người tiêu thụ nhiều hơn 70g thịt nấu chin mỗi ngày và những người béo phì, thừa cân nên thay đổi chế độ ăn của mình”.

Những người hay ăn thịt nên cẩn thận trong quá trình chế biến các món ăn lien quan đến thịt. Nếu để thịt trong chảo quá lâu, món ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.

Giáo sư Pickard nói tiếp: "Chưa có trường hợp nào chứng minh con người có thể bị ung thư do ăn thịt nấu chin. Tuy nhiên, thịt bị cháy sẽ sản sinh ra chất gây ung thư”.

So với các yếu tố gây ung thư khác mà người tiêu dùng có thể tiếp xúc, ăn thịt xông khói mỗi ngày sẽ không làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng nên phải thận trọng hơn về việc tiếp xúc với bất kỳ yếu tố nào có nguy cơ gây bệnh ung thư.

Cũng trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Chuyên gia Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Meladtec - cho hay chúng ta không nên ăn nhiều thịt nướng.

Bởi món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư. Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Phần thịt cháy đen tuyệt đối không được ăn.

Hơn nữa, đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, thịt nướng càng trở thành món ăn cần hạn chế. Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, thịt nướng có trong món bún chả, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần rất nhiều thời gian để thải hết các chất độc bằng cách tăng cường uống nước, bổ sung chất xơ và luyện tập.

Việc dùng dầu ăn để rán, quay thịt cũng có thể gây bệnh. Nhiệt độ cao không những phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe. Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét.

Chuyên gia này khuyến nghị, gia đình nên sử dụng cả dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món cá, thịt, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt, cá.

Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu... nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A,D,E,K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Bên cạnh đó, không dùng dầu ăn đã đun nấu qua một lần, tốt nhất nên đổ đi, không sử dụng lại. Bởi khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, sẽ xuất hiện chất gây hại cho sức khỏe và có thêm cặn thực phẩm sau quá trình đun nấu mà mắt thường không nhìn thấy. Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại cũng dễ bị oxy hóa dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình và cả gia đình, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, các chị em nên cẩn trọng trong quá trình chế biến thịt.

Theo VietQ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ICTU xây dựng hệ sinh thái giáo dục số.

ICTU xây dựng hệ sinh thái giáo dục số

GD&TĐ -Trong thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng, việc đào tạo nhân lực số ngày càng đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.