3 cách giải quyết cơn giận của người khác dễ dàng

GD&TĐ - Khi đối mặt với hành vi hung hăng do nóng giận của người khác, tốt nhất bạn không nên đáp trả ngay.

Để hiểu được sự tức giận, điều đầu tiên bạn phải phân biệt xúc phạm và giận dữ là hai thứ khác nhau. (Ảnh: ITN).
Để hiểu được sự tức giận, điều đầu tiên bạn phải phân biệt xúc phạm và giận dữ là hai thứ khác nhau. (Ảnh: ITN).

Nick Wignall là nhà tâm lý học và nhà trị liệu tại Hoa Kỳ. Trong bài viết này, ông chia sẻ 3 cách để dễ dàng đối phó và giải quyết cơn giận của người khác.

Xác thực sự tức giận và duy trì ranh giới rõ ràng

Để hiểu được sự tức giận, đầu tiên bạn phải phân biệt xúc phạm và giận dữ là hai thứ khác nhau.

Giận dữ là cảm xúc mà chúng ta cảm thấy khi nghĩ rằng mình đã bị hiểu lầm hoặc đối xử sai trái. Xúc phạm chỉ là một cách thể hiện sự tức giận của chúng ta, thường chủ yếu thông qua lời nói hoặc hành động thực tế.

Hầu hết chúng ta đều không sợ sự tức giận của người khác. Điều chúng ta sợ chính là hành vi xúc phạm do sự tức giận của người khác gây ra và thậm chí là những hậu quả khác, chẳng hạn như:

- Xúc phạm bằng lời nói, mỉa mai, la hét và các hình thức gây hấn khác bằng lời nói.

- Hành vi thể chất bao gồm đóng sầm cửa và các hành vi bạo lực khác.

- Những cảm giác tâm lý đau đớn khác nhau như căng thẳng, cô đơn, lo lắng, tội lỗi và xấu hổ do xung đột thể xác hoặc đối đầu với người khác.

Cuối cùng, trong khi bạn bình tĩnh, hãy chia sẻ kế hoạch của mình với người đang có hành vi tức giận hoặc hung hăng. Ví dụ, hãy dành vài phút vào chiều Chủ nhật để giải thích với vợ/chồng của bạn rằng cách họ thể hiện sự tức giận và hành vi hung hăng của họ thực sự khiến bạn lo lắng.

Từ giờ trở đi, khi gặp lại những tình huống này, bạn sẽ ứng phó theo đúng kế hoạch. Tất nhiên, nếu hành vi hung hăng của ai đó quá cường điệu đến mức có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia hoặc gọi trực tiếp cho cơ quan chức năng.

Khám phá vai trò sự tức giận của người khác

2-khi-ban-thay-vo-chong-minh.jpg
Khi bạn thấy vợ/chồng mình tức giận và thô lỗ với bạn, bạn biết rằng đây là một cơ chế phòng vệ và họ chỉ đang cố gắng đánh lạc hướng bản thân khỏi sự bất an của chính mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết cha mẹ hoặc giáo viên đều dạy chúng ta rằng những cảm xúc đau đớn hoặc khó khăn nên được coi như bệnh tật.

Chúng giống như những “giặc ngoại xâm” đang muốn hãm hại chúng ta nên chúng ta cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.

Hãy suy nghĩ kỹ, khi bạn còn trẻ, khi bạn mất bình tĩnh, người lớn tuổi thường yêu cầu bạn phải vui vẻ hay cười nhiều hơn. Mặc dù đây là hành vi vô thức của họ nhưng trong tiềm thức, chúng ta sẽ dần dần nhận ra rằng cảm xúc này là không tốt, và một khi có cảm xúc này thì có thể chúng ta dường như đã làm sai điều gì đó.

Một khi bạn cố gắng khám phá vai trò sự tức giận của người khác, việc chủ động “cô lập” nó và duy trì một khoảng cách nhất định là tương đối dễ dàng.

Khi bạn thấy vợ/chồng mình tức giận và thô lỗ với bạn, bạn biết rằng đây là một cơ chế phòng vệ (trước khi mọi việc trở nên nghiêm trọng) và họ chỉ đang cố gắng đánh lạc hướng bản thân khỏi sự bất an của chính mình. Trong trường hợp này, bạn có thể giữ vững lập trường của mình một cách tự tin hơn.

Lần tới khi bạn gặp phải sự tức giận của người khác, hãy tự hỏi: Mục đích sự tức giận này là gì? Người kia đang cố gắng đạt được điều gì thông qua sự tức giận hoặc người kia đang nghĩ gì?

Tránh tự nói chuyện mang tính suy đoán

Chúng ta sống trên thế giới này với nhiều ý nghĩa khác nhau. Chúng ta tin rằng mọi thứ đều có mục đích và trật tự, từ đó đạt được cảm giác an toàn và thoải mái nhất định từ nó. Sau đó, chúng ta luôn áp đặt mục đích và mệnh lệnh của mình lên người khác hoặc những thứ khác thông qua việc kể chuyện.

Hãy thử nghĩ xem, bạn đã bao giờ bị điểm kém hoặc thành tích kém chưa? Ví dụ: Bạn chỉ đạt điểm C trong kỳ thi hoặc bạn đứng cuối bảng xếp hạng đánh giá hiệu suất của công ty. Trong những tình huống này, bạn sẽ gần như ngay lập tức bắt đầu kể cho ai đó một câu chuyện để giải thích lý do tại sao kết quả này lại xảy ra.

Đôi khi, chúng ta tự nói chuyện với chính mình hoặc kể chuyện cho người khác để đạt được kết quả tốt hơn. Nhưng hầu hết, hành vi này xảy ra theo bản năng hoặc để khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và nâng cao ý thức về giá trị bản thân.

Theo thời gian, những thói quen tự nói chuyện và kể chuyện này có thể có tác động rất tai hại đến đời sống tình cảm và thậm chí cả mối quan hệ của chúng ta với người khác.

Khi nói đến cảm xúc tức giận, hay cách giải quyết cảm xúc tức giận của người khác, nhiều người chỉ khiến tình hình trở nên phức tạp hơn do thói quen “tường thuật” và phân tích người khác.

Nói tóm lại, kể chuyện thực sự có thể có tác động sâu sắc. Khi bạn chỉ hành động theo phản ứng bản năng hoặc cố gắng bảo vệ lòng tự trọng của mình, những câu chuyện này cuối cùng sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.

Vì vậy, khi bạn phải đối mặt với cơn tức giận của người khác một lần nữa, hãy nhớ chú ý đến việc “tự nói chuyện” theo bản năng của chính mình.

Sau đó hãy tự hỏi: Những câu chuyện này có đúng không? Những nội dung này có thể thực sự giúp giải quyết tình trạng khó xử hiện tại của bạn không?

Theo 36kr.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ