Nguy cơ tuyệt chủng cao ở những loài động vật biển kích thước lớn

GD&TĐ - Trong các đại dương, những loài có kích thước lớn lại là những loài dễ bị tuyệt chủng hơn. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử tồn tại sự sống trên Trái đất, một nghiên cứu mới được công bố tại Mỹ cho thấy.

Nguy cơ tuyệt chủng cao ở những loài động vật biển kích thước lớn

Trong nhóm và phân họ của các loài động vật biển, những loài có kích thước lớn đang có rủi ro tuyệt chủng gia tăng, theo kết quả được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Science.

Trong lịch sử tuyệt chủng trở về trước, những sinh vật có kích thước nhỏ có khả năng tồn tại thấp hơn, tác giả nghiên cứu Jonathan Payne, một nhà cổ sinh học tại Đại học Stanford, Mỹ.

Những loài nào có kích thước trung bình 1 cm hầu như không đối mặt với bất cứ nguy cơ tuyệt chủng nào. Tuy nhiên, 23% những loài có kích thước trung bình 10 cm, 40% loài có kích thước 1 mét, 86% loài có kích thước 10 mét đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, Payne cho biết.

Đây là những loài đang nằm trong sách Đỏ cần được bảo vệ, vì những đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng được đưa ra bởi Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN).

“Tỷ lệ các loài có kích thước lớn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đang gia tăng nhanh”, theo Payne.

Loài cá voi xanh, không chỉ là loài động vật lớn nhất hiện nay, có kích thước gần 40m mà chúng là một trong những loài lớn nhất từng tồn tại, Payne nói. Chúng đang nằm trong danh sách hàng đầu về nguy cơ tuyệt chủng của IUCN và chúng chỉ trong 3 thế hệ 90% số lượng loài này đã biến mất.

Trái ngược với loài cá voi xanh, loài cá bristlemouths có khả năng phát quang sinh học, có độ dài khoảng 8 cm, là loài có số lượng rất lớn lên đến hàng nghìn tỉ con đang sống tại các đại dương.

Payne so sánh hóa thạch các loài đã bị tuyệt chủng hàng loạt trước đây và so sánh chúng với các mối đe dọa hiện tại. Ông tập trung vào 264 loài hiện đại và cổ xưa nhất.

Ông cho biết, sự kiện tuyệt chủng lớn 65 triệu năm trước, đã giết chết các loài khủng long trên mặt đất nhưng không làm ảnh hưởng đến các loài to lớn dưới biển. Điều này không giống với những gì đang diễn ra hiện nay.

Nghiên cứu của Payne không cố gắng để đi tìm nguyên nhân đang diễn ra tại các đại dương, nhưng nhóm nghiên cứu của ông đều cho rằng nguyên nhân là do con người.

Những khủng hoảng trong sự đa dạng sinh học hiện nay chủ yếu do: Việc đánh bắt cá và hải sản quá mức, nhiệt độ đại dương ấm lên và nồng độ axit tăng cao. Hoạt động của con người đã làm cho các động vật biển trở nên khó tồn tại hơn.

Tuy nhiên, Payne nói rằng vẫn còn hy vọng, một số loài động vật biển kích thước lớn không bị ảnh hưởng bởi xu hướng nêu ra trong nghiên cứu. Ông chỉ ra loài Hải cẩu phương Bắc, có số lượng tăng mạnh hiện nay và lên đến 100.000 cá thể, trong khi thập niên 1910 số lượng của loài này chưa đến 100.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ