Họ nói rằng mức tăng nhiệt độ toàn cầu lớn hơn 3 độ C có thể dẫn đến những tác động “thảm khốc”. Tuy nhiên, mức tăng nhiệt độ hơn 5 độ C sẽ tạo ra hậu quả “không biết tới được” và có thể chấm dứt sự sống.
Veerabhadran Ramanathan là một giáo sư về khí hậu và khoa học khí quyển tại Đại học California, ông nói: “Khi chúng ta nói 5% xác suất xảy ra các sự kiện có tác động lớn, con người có thể cho rằng nó nhỏ nhưng nó tương đương 1/20 nguy cơ chiếc máy bay bạn đi sẽ gặp tai nạn”.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego (Mỹ) đã sử dụng minh họa này để mô tả tình hình mà Trái đất đang phải đối mặt.
Họ đã tính toán để tìm xem điều gì có thể xảy ra nếu nhiệt độ tăng thêm theo các mức độ khác nhau từ nay đến năm 2100.
“Chúng ta không bao giờ lên chiếc máy bay có 1/20 nguy cơ gặp tai nạn nhưng lại sẵn sàng cho con cháu mình lên máy bay đó” – ông Ramanthan nói.
Đánh giá rủi ro của họ bắt nguồn từ mục tiêu đã nêu trong Hiệp định Paris năm 2015 về thay đổi khí hậu. Tại đây, người ta đã nhất trí giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2 độ C so với trước Thời kỳ cách mạng công nghiệp.
Thậm chí nếu đạt được mục tiêu đó, mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C vẫn được xem là “nguy hiểm”. Điều này có nghĩa là nó sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho loài người và hệ thiên nhiên.
Mức tăng nhiệt độ cao hơn 3 độ C có thể dẫn tới điều mà các nhà nghiên cứu gọi là hậu quả “tàn khốc”.
Mức tăng hơn 5 độ C có thể dẫn tới hậu quả “không biết được” mà các nhà nghiên cứu mô tả là vượt qua sự tàn khốc.
Tiến sĩ Ramanathan và đồng sự đã đưa ra 3 chiến lược để ngăn chặn mối đe dọa tàn khốc nhất xảy ra.
Đó là các biện pháp ngăn chặn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và ngăn chặn phát thải các chất ô nhiễm có đời sống ngắn như khói bụi, mê tan, hydro fluoro carbon cần phải đi đôi với các nỗ lực tách CO2 ra khỏi không khí và cô lập nó trước khi nó phát tán ra.
Cần phải thực hiện 3 nỗ lực trên mới có thể đáp ứng được mục tiêu của Thỏa thuận Paris mà các nước đã thỏa thuận tại Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc tháng 11 năm 2015.
Các tác giả cũng lưu ý rằng hầu hết các công nghệ cần phải đối phó với việc phát thải các chất gây ô nhiễm khí hậu vốn đã tồn tại và đang được sử dụng ở hầu hết các nước phát triển.