Nguồn năng lượng sạch mới tại châu Á

GD&TĐ - Trận lũ thế kỷ ở bang Kerela nằm phía Nam Ấn Độ diễn ra trong tháng 8 năm nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 480 người, đồng thời khiến quốc gia này thiệt hại hơn 5 tỷ USD. Thế nhưng có một thứ vẫn trụ được qua cơn thảm họa mà không hề bị hư hại, đó là hệ thống các tấm pin Mặt trời nổi đầu tiên của Ấn Độ nằm trên một trong những hồ chứa nước lớn nhất của quốc gia.

Công nhân lắp đặt các tấm pin Mặt trời tại một nhà máy năng lượng Mặt trời nổi trên mặt hồ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc
Công nhân lắp đặt các tấm pin Mặt trời tại một nhà máy năng lượng Mặt trời nổi trên mặt hồ ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

Trong thời điểm Ấn Độ đang phải vật lộn với thời tiết càng ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, nhu cầu năng lượng và mục tiêu sử dụng điện Mặt trời tăng gấp 5 lần chỉ trong vòng 4 năm. Quản lý hệ thống điện của Tập đoàn Điện Mặt trời sở hữu bởi chính phủ Ấn Độ Shailesh K. Mishra cho biết: “Chúng tôi rất hứng thú với điện Mặt trời nổi”. Ấn Độ đang lên kế hoạch lặp đặt công nghệ mới này trên quy mô lớn ở các hồ thủy điện và nơi chứa nước khác ở các bang Tamil Nadu, Jharkhand và Uttarakhand cũng như chuỗi đảo Lakshadweep.

Theo các chuyên gia, trong thời điểm các quốc gia đang nhanh chóng tăng quy mô điện Mặt trời để đáp ứng nhu cầu năng lượng, đồng thời giới hạn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điện Mặt trời nổi lắp đặt trên các hồ chứa nước hoặc dọc theo các khu vực ven biển trở nên phổ biến một cách nhanh chóng, đặc biệt là ở châu Á.

Các tấm pin Mặt trời nổi hiện phổ biến từ Trung Quốc tới Maldives tới Anh giải quyết được một trong số các vấn đề lớn nhất mà các trang trại điện Mặt trời truyền thống phải đối mặt là thiếu đất, theo Oliver Knight - chuyên gia năng lượng cấp cao của Ngân hàng Thế giới cho biết.

Các tấm quang năng lắp đặt trên đập thủy điện cũng có thể tận dụng các đường truyền tải điện sẵn có và năng lượng Mặt trời dư thừa có thể được sử dụng cho việc bơm nước, lưu giữ chúng một cách hiệu quả, mang lại tiềm năng thủy điện.

Trung Quốc hiện tại là quốc gia sở hữu lượng điện năng lớn nhất trong tổng số 1,1 gigawatts sản sinh từ điện Mặt trời nổi trên thế giới, theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng của công nghệ này còn lớn hơn nhiều, có thể lên tới khoảng 400 gigawatts, ngang với công suất điện năng của tất cả các tấm quang điện lắp đặt trên thế giới trong năm 2017, theo như ngân hàng cho biết.

Việc sử dụng công nghệ này ngày càng gia tăng đã tạo nên một số mối lo rằng việc ánh Mặt trời bị chặn khỏi các hồ chứa sẽ ảnh hưởng tới động vật hoang dã và hệ sinh thái hay hệ thống điện sẽ không sử dụng được trong môi trường nước như các vùng nước mặn ven biển. Tuy nhiên, các nhà ủng hộ nói rằng, trong khi các mối lo về môi trường cần được nghiên cứu kỹ hơn, diện tích bề mặt bị bao phủ bởi các tấm quang năng nhỏ nhoi, ít nhất là trong thời điểm hiện tại dường như vẫn chưa tạo ra vấn đề nào đáng kể.

Thomas Reindl từ Viện nghiên cứu Năng lượng Mặt trời của Singapore lưu ý thách thức lớn với công nghệ này là việc giữ cho các tấm bảng hoạt động trong các khu vực ven biển mặn với nước có tính ăn mòn cao vốn chỉ chiếm một số ý trong tổng số các dự án lắp đặt tới hiện nay. Ông hy vọng công nghệ này sẽ thu hút được đầu tư nhiều hơn sau khi độ bền và độ tin cậy được chứng tỏ qua việc sử dụng thực tiễn.

“Hiện tại nhiều nơi người ta phải trả tiền để mua đất, để tái định cư người dân hay chuẩn bị cho việc san lấp và xây đường. Đối với điện Mặt trời nổi, chúng ta bỏ qua được kha khá chi phí cho các việc trên” - Knight cho biết thêm. Các tấm pin Mặt trời nổi do lắp đặt trên mặt nước nên cũng được làm nguội nhanh hơn và sản sinh lượng điện năng nhiều hơn 5% so với tấm pin Mặt trời thông thường

Theo Seeker, AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ