Sa mạc Sahara có thể biến thành nhà máy điện khổng lồ

GD&TĐ - Một nhóm nhà khí tượng học từ Mỹ, Trung Quốc và Ý, do Eugenia Kalnai phụ trách đã tiến hành thí nghiệm mô phỏng khí hậu sa mạc Sahara, công trình cho thấy khu vực này có thể trở nên màu mỡ.

Sa mạc Sahara có thể biến thành nhà máy điện khổng lồ

Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Science.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã đề xuất bao phủ toàn bộ khu vực Sahara (hơn 9 triệu km vuông) bằng các nhà máy điện gió và điện mặt trời.

Nhờ việc thực hiện siêu dự án này, có thể sản xuất năng lượng gấp bốn lần so với tất cả tổng số năng lượng nhân loại tiêu thụ hiện nay.

Theo họ, sau khi đặt các cơ sở năng lượng trong sa mạc, lượng mưa sẽ tăng hơn hai lần, điều này sẽ tăng cường sự sinh trưởng của cây cối, và do đó độ che phủ thực vật trong khu vực sẽ gia tăng.

Nhóm nghiên cứu khoa học lưu ý rằng các nhà máy điện gió có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển động của gió, và cũng góp phần vào việc trộn lẫn các khối không khí.

Còn những tấm năng lượng mặt trời sẽ phản xạ tia nắng mặt trời và do đó làm mát bề mặt. Theo ý kiến của nhóm chuyên gia, các biện pháp như vậy sẽ đủ để giúp nông nghiệp phát triển trở lại trong sa mạc.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Aziz Nasirzadeh (phải) và người đồng cấp Nga Andrey Belousov.

Tình hình thảo luận Nga và Iran

GD&TĐ - Tại Moscow, bộ trưởng quốc phòng Iran và Nga họp thúc đẩy hợp tác quân sự, diễn ra song song nhiều tiếp xúc cấp cao về tình hình Trung Đông.

Học sinh Nhật Bản ăn ít hơn vì lạm phát.

Nhật Bản: Trẻ em thiếu dinh dưỡng vì lạm phát

GD&TĐ - Khảo sát mới đây của tổ chức phi lợi nhuận Good Neighbors Japan cho thấy, trẻ em Nhật Bản thiếu ăn trong kỳ nghỉ hè do giá thực phẩm và chi phí sinh hoạt tăng cao, gây nguy cơ suy dinh dưỡng.

Ảnh minh họa INT.

Khuyến học và khuyến tài

GD&TĐ - Chính sách học bổng của các cơ sở giáo dục đại học, ngoài thu hút thí sinh trong các mùa tuyển sinh, còn thể hiện chiến lược phát triển riêng của mỗi trường.