Người thứ 7 trên thế giới khỏi HIV

GD&TĐ - Một người đàn ông ở Đức không còn virus HIV trong cơ thể sau khi được điều trị vào năm 2015. Đây là trường hợp thứ 7 trên thế giới khỏi HIV.

HIV là bệnh khó chữa.
HIV là bệnh khó chữa.

Một người đàn ông ở Đức không còn virus HIV trong cơ thể sau khi được điều trị vào năm 2015. Đây là trường hợp thứ 7 trên thế giới được chữa khỏi HIV, kể từ khi đại dịch AIDS bắt đầu.

Người đàn ông Đức đã được điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, hay AML, bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc vào tháng 10/2015. Anh ngừng dùng thuốc kháng virus vào tháng 9/2018 và vẫn trong tình trạng thuyên giảm do virus mà không hồi phục. Mới đây, nhiều xét nghiệm siêu nhạy đã phát hiện không có virus HIV nào tồn tại trong cơ thể bệnh nhân.

Trong một tuyên bố, người đàn ông nói về sự thuyên giảm của mình: “Người khỏe có nhiều ước muốn, người bệnh chỉ có một”.

"Khi thấy các bệnh nhân thuyên giảm HIV kéo dài mà không cần bất cứ liệu pháp điều trị bổ sung nào, chúng ta càng có thể tự tin rằng nhân loại sẽ tiêu diệt được virus này", tiến sĩ Christian Gaebler, bác sĩ, nhà khoa học tại Charité-Universitätsmedizin Berlin, cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, phương pháp điều trị dường như đã ngăn chặn được virus ở 7 bệnh nhân sẽ chỉ được áp dụng cho một số ít người được chọn. Tất cả đều nhiễm HIV và sau đó phát triển thành ung thư máu, cần phải cấy ghép tế bào gốc để điều trị khối u ác tính.

Cấy ghép tế bào gốc có độc tính cao và có thể gây tử vong. Vì vậy, sẽ là phi đạo đức nếu thực hiện phương pháp này cho người nhiễm HIV không bị ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào.

HIV là bệnh khó chữa. Bởi, các tế bào virus lây nhiễm thường là tế bào miễn dịch sống lâu, đang ở trạng thái ngủ đông. Bất cứ lúc nào, những ổ chứa này cũng có thể thức tỉnh và bắt đầu sản xuất HIV. Vì vậy, khi các bệnh nhân ngừng dùng thuốc, lượng virus của họ tăng trở lại trong vài tuần.

Ghép tế bào gốc có khả năng chữa khỏi HIV một phần vì nó đòi hỏi phải phá hủy hệ thống miễn dịch bị ung thư của một người bằng hóa trị và đôi khi là xạ trị. Sau đó, thay thế bằng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh của người hiến tặng.

Trong 5/7 trường hợp chắc chắn hoặc có thể chữa khỏi HIV, các bác sĩ đã tìm thấy những người hiến tặng có khiếm khuyết tự nhiên, hiếm gặp ở cả hai bản sao của gen tạo ra một loại protein cụ thể, gọi là CCR5, trên bề mặt tế bào miễn dịch. Hầu hết các chủng HIV đều gắn vào protein đó để lây nhiễm vào tế bào. Nếu không có protein CCR5 chức năng, các tế bào miễn dịch sẽ kháng HIV.

Theo NBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...