Người lao động chóng mặt với 'tín dụng đen'

GD&TĐ- “Chỉ cần căn cước công dân, trong độ tuổi lao động, điền thông tin theo hướng dẫn và gửi số tài khoản là được giải ngân” là lời mời chào của tín dụng đen

“Tín dụng đen” tiếp cận người vay bằng nhiều hình thức như dán tờ rơi, nhắn tin, gọi điện...
“Tín dụng đen” tiếp cận người vay bằng nhiều hình thức như dán tờ rơi, nhắn tin, gọi điện...

Chính lời mời chào hấp dẫn của nhiều tổ chức tín dụng đen đã khiến nhiều người “sập bẫy”. Thế nhưng, nếu không trả tiền đúng hạn, bạn bè, người thân và cả doanh nghiệp nơi người lao động làm việc đều phải chịu rất nhiều phiền toái.

Nhận diện chiêu trò

Khi thị trường lao động vẫn còn khó khăn do hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “lao đao” buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên. Thu nhập giảm, thậm chí thất nghiệp khiến cho nhu cầu vay tiêu dùng của người lao động tăng cao để chi trả những khoản thiết yếu. Thế nhưng, không phải cá nhân nào cũng có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng từ các ngân hàng bởi thủ tục hành chính chặt chẽ và điều kiện phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, vay các nguồn vốn “tín dụng đen” lại vô cùng dễ dàng, điều này đã khiến nhiều người lao động lựa chọn giải pháp tình thế và “sập bẫy”.

Đối với nhiều người, khái niệm “tín dụng đen” còn rất mơ hồ, chỉ hiểu đơn giản đó là hình thức cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, hoạt động “tín dụng đen” không chỉ đơn giản như vậy. Về mặt pháp lý, chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là “tín dụng đen”, nhưng có thể định nghĩa ngắn gọn: Đây là hoạt động cho vay vốn từ các cá nhân, tổ chức thực hiện bất hợp pháp, không phù hợp với các quy định của pháp luật.

Các tổ chức tín dụng bất hợp pháp này thường tiếp cận người vay bằng nhiều hình thức khác nhau như dán tờ rơi, nhắn tin, gọi điện mời chào.

Trong vai người có nhu cầu vay tiền phóng viên đã gọi đến một trong các số điện thoại được quảng cáo trên mạng xã hội. Nhân viên tư vấn nhiệt tình hỗ trợ hướng dẫn người vay hoàn thành các thủ tục vay nợ bằng cách cung cấp hình ảnh căn cước công dân qua ứng dụng Zalo. Người vay điền thông tin cá nhân và gửi số tài khoản là được giải ngân, với lãi suất 20%/tháng. Ngoài ra, người vay còn phải chịu thêm 6% “phí cho vay”.

Nguyễn Thị Quỳnh (26 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) là một trong số rất nhiều người “lỡ dại” đi vay “tín dụng đen”. Chị Quỳnh chia sẻ: “Thời điểm năm 2022, bố tôi bị tai nạn nên phải phẫu thuật gấp. Trong tay có bao nhiêu tiền tiết kiệm tôi đã chi trả hết cho sinh hoạt phí trong thời điểm dịch bệnh không có việc làm. Để có tiền nộp cho bệnh viện, tôi đã tìm hiểu vay 8 triệu đồng từ một tổ chức tín dụng ngoài. Cứ nghĩ trong tình huống cấp bách thì đây là một giải pháp gỡ khó thuận lợi, nhưng sau đó thì rất nhiều rắc rối phát sinh”.

Theo lời chị Quỳnh, quy trình và thủ tục vay cũng rất đơn giản và giải ngân ngay trong ngày. Tuy nhiên điều đáng nói là tổ chức tín dụng này lại đưa ra điều kiện ràng buộc bằng cách truy cập danh bạ của người vay.

Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Doanh nghiệp “đau đầu” bởi vạ lây

“Tuy số tiền vay ban đầu chỉ có 8 triệu đồng và khi được tư vấn, nhân viên nói rằng lãi suất là 10% nhưng số tiền thực tế mà tôi phải trả lại cao hơn rất nhiều. Bên cho vay đưa ra nhiều khoản phí mà tôi không biết là phí gì bắt tôi phải trả thêm. Nhận ra đây là khoản phí vô lý không giống như thoả thuận ban đầu, tôi nhất quyết không đóng số tiền “phạt”. Vì khi tính toán chi tiết các khoản tôi nhận thấy phí đội lên đã gấp đôi số tiền 8 triệu gốc vay ban đầu, tôi cũng không đủ khả năng chi trả ngay. Thế nhưng chỉ cần chậm 1 ngày thôi, các khoản “phí” đã nhân lên nhiều lần”, chị Quỳnh chia sẻ.

Thấy chị Quỳnh có dấu hiệu phản kháng, bên cho vay ngay lập tức “khủng bố” các số điện thoại trong danh bạ của chị. Từ người thân, bạn bè đến cả đồng nghiệp, cấp trên của chị Quỳnh đều bị bên cho vay sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau liên tục “nháy” máy làm phiền, thậm chí gửi tin nhắn yêu cầu nhắc nhở chị Quỳnh phải trả tiền.

Sau đó, vì không chịu nổi việc bản thân và những người xung quanh bị “khủng bố”, chị Quỳnh đã phải nhờ họ hàng đứng ra thu xếp trả nợ khoản vay lúc này đã gấp 3 lần con số ban đầu.

Không chỉ dừng ở việc làm phiền “nhẹ nhàng” như trường hợp của chị Quỳnh, anh Vi Văn Hùng (29 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) còn bị các đối tượng thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đen đe doạ, bôi nhọ danh dự. Được biết anh Hùng là quản lý chi nhánh của một cơ sở bán lẻ tại Hà Nội, thời điểm năm 2023, có khoảng thời gian anh liên tục nhận được các cuộc gọi từ các số máy lạ.

“Các đối tượng gọi đến dùng những lời lẽ chửi rủa, chỉ trích tôi bao che cho nhân viên trốn nợ. Nếu không nhắc nhở nhân viên trả nợ, chúng sẽ cho số điện thoại, hình ảnh của tôi và cơ sở nơi chúng tôi làm việc lên các trang mạng xã hội để nhục mạ, bêu riếu. Thậm chí họ doạ sẽ đến tận nơi làm việc để gây rối. Thực tế bạn nhân viên đó đã nghỉ việc từ rất lâu và tôi cũng không hề biết việc bạn ấy vay tiền từ các tổ chức tín dụng đó như thế nào”, anh Văn Hùng kể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.