Người Homo sapiens rời châu Phi sớm hơn giả định

 GD&TĐ - Tổ tiên của chúng ta có thể đã rời khỏi châu Phi sớm hơn 150.000 năm so với giả định.

Người Homo sapiens rời châu Phi sớm hơn giả định

Thử nghiệm công nghệ sinh trắc tại sân bay

Tập đoàn Hàng không Pháp - Hà Lan Air France-KLM dự định thay thế thẻ lên tàu bay bằng công nghệ sinh trắc tại các sân bay JFK ở New York và IAH ở Houston (Mỹ). Hệ thống dựa trên nhận dạng khuôn mặt có tác dụng đẩy nhanh quá trình đăng ký đi máy bay (check in).

Cổng sinh trắc với thuật toán nhận dạng khuôn mặt sẽ “quét” (scan) khuôn mặt hành khách và tự động xác minh dữ liệu ghi trên hộ chiếu. Phương pháp này sẽ được ứng dụng tại tất cả các sân bay trên nước Mỹ vào năm 2020.

Người Homo sapiens rời châu Phi sớm hơn giả định

Tổ tiên của chúng ta có thể đã rời khỏi châu Phi sớm hơn 150.000 năm so với giả định. Những nghiên cứu mới nhất về các hóa thạch xương sọ, được phát hiện trong các hang động ở Hy Lạp trong những năm 70 thế kỷ trước, đã khẳng định điều đó.

Theo các tác giả công trình nghiên cứu (các nhà khoa học ở ĐH Tubingen - Đức và ĐH Kapodistrian - Hy Lạp), người Homo sapiens đã nhiều lần thử di cư khỏi châu Phi trong hàng chục ngàn năm, nhưng chỉ có một vài cuộc di cư thành công.

Tuy nhiên, một số cuộc di cư thành công ấy đã thúc đẩy họ tiếp tục rong ruổi xa hơn, đến tận châu Âu. Khoảng 45.000 năm về trước, người Homo sapiens đã thật sự chinh phục được châu lục này.

Đại dương trên vệ tinh sao Thổ có thể duy trì sự sống

Dưới bề mặt đóng băng của Enceladus (vệ tinh sao Thổ) là một đại dương khổng lồ. Đại dương này có tuổi khoảng 1 tỷ năm - điều đó có nghĩa nó là nơi sinh sống lý tưởng cho các sinh vật sống.

Các mô phỏng của nhóm nghiên cứu thuộc NASA đã khẳng định điều đó. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô phỏng để tính tuổi Enceladus, thông qua các dữ liệu do tàu thăm dò Cassini thu thập.

Một trong những phát hiện quan trọng của sứ mệnh Cassini là Enceladus có đại dương chứa đầy các ống thủy nhiệt. Theo các nhà nghiên cứu, Enceladus không chỉ có đại dương, mà còn có môi trường đại dương thích hợp để duy trì sự sống.

Theo Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ