Người dẫn đường tin cậy

GD&TĐ - Dạy học trực tuyến hiệu quả, trước hết cần nhận thức đúng đắn, định hướng sáng suốt và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo quy định, người đứng đầu nhà trường phổ thông được giao quyền, đi liền với đó là trách nhiệm rất lớn trong tổ chức dạy học trực tuyến. Họ là người quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mục tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để bảo đảm chất lượng dạy học.

Người đứng nhà trường cũng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở; triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng; phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học; xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến…

Thực tế cho thấy, đơn vị nào triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, đơn vị đó có đội ngũ quản lý vững vàng, năng động, nhiệt huyết. Trong bối cảnh dạy học cần linh hoạt để thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người đầu tiên cần thay đổi chính là lãnh đạo nhà trường - những người đưa đường hướng, chiến lược, kế hoạch và chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai để hiện thực hóa kế hoạch trên thực tế.

Làm tốt việc này tất nhiên không dễ, trước hết đòi hỏi người nắm sứ mệnh “đầu tàu” phải kịp thời nắm thật chắc, hiểu thật sâu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý. Điều này nghe có vẻ lý thuyết nhưng lại có vai trò quyết định để mọi hoạt động của nhà trường đi đúng hướng và triển khai được hiệu quả đến từng cán bộ, giáo viên.

Đơn cử, một trong những thông điệp quan trọng của năm học này là dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong điều kiện học sinh phải tạm dừng đến trường, mà là việc lâu dài, nhiệm vụ triển khai trong năm học, vừa để linh hoạt thích ứng, vừa triển khai chuyển đổi số trong ngành Giáo dục. Nhận thức được điều này, lãnh đạo nhà trường sẽ có giải pháp căn cơ, dài hơi, để dạy học trực tuyến thực sự trở thành phương thức song hành cùng dạy học trực tiếp.

Việc chủ động học hỏi, nâng cao năng lực vốn quan trọng, nay càng quan trọng hơn với người đứng đầu nhà trường. Muốn hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, triển khai dạy học tích cực… người làm công tác quản lý không còn cách nào khác là đi trước, học hỏi trước, nắm vững từng vấn đề trước đội ngũ.

Đây cũng là yêu cầu không thể thiếu để người quản lý có thể vạch ra chiến lược phù hợp với trường mình. Không chỉ lên kế hoạch, giáo viên triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến hay không cũng không thể thiếu vai trò đồng hành, theo sát hỗ trợ, tư vấn… của lãnh đạo nhà trường.

Trong khó khăn vì dịch bệnh có cơ hội để sáng tạo, thay đổi, phát triển. Sự chủ động thích ứng của công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục là yếu tố quan trọng làm nên những kết quả trong dạy học trực tuyến thời gian vừa qua, đúng với tinh thần phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025 của ngành Giáo dục: Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.