Ngư dân Ấn Độ bắt được cá mập hai đầu siêu quý hiếm

Trong lúc ra khơi, một ngư dân Ấn Độ đã bắt được con cá mập hai đầu vẫn còn sống. Người này sau đó đã thả con vật trở lại biển cả.

Con cá mập con đột biến 2 đầu được tìm thấy ở vùng biển phía tây Ấn Độ.
Con cá mập con đột biến 2 đầu được tìm thấy ở vùng biển phía tây Ấn Độ.

Ngày 9/10, khi đang đánh bắt cá ở vùng biển ngoài khơi Maharashtra, phía tây Ấn Độ, Nitin Patil (ở Palghar) đã bắt được 1 con cá mập con 2 đầu vẫn còn sống, dài khoảng 15cm.

Theo Mirror, con cá mập bị mắc trong lưới đánh cá cùng với nhiều loài cá khác. Dù thấy con cá rất đặc biệt nhưng Patil không giữ lại mà chỉ chụp vài bức ảnh kỷ niệm đăng lên Twitter rồi thả nó trở lại biển.

Một ngư dân khác cũng tận mắt thấy con cá mập 2 đầu cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy con cá mập 2 đầu như thế này. Chúng tôi nghĩ rằng con cá mập lớn hơn đã sinh ra con cá mập đột biến này”.

Những bức ảnh của Patil sau đó được gửi đến các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sinh vật biển.

Theo các chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ - Viện Nghiên cứu hải sản Trung ương (ICAR-CMFRI), đây có thể là lần đầu tiên cá mập 2 đầu được nhìn thấy ở bờ biển Maharashtra.

Tiến sĩ KV Akhilesh, thành viên của ICAR-CMFRI thông tin trước đó chỉ có 1 hoặc 2 lần người ta từng bắt được một sinh vật như vậy ở Ấn Độ: “Một trường hợp được ghi nhận năm 1964 và trường hợp còn lại xảy ra năm 1991”.

Nhưng khả năng con vật đột biến sống sót đến tuổi trưởng thành là rất hiếm. “Cá mập 2 đầu đạt đến kích cỡ như trên đã là hi hữu. Những con cá đột biến khác thường chết ngay khi còn là bào thai hoặc ngay khi chào đời”, ông Akhilesh phân tích. Vị chuyên gia còn nhận định con vật 2 đầu có thể là cá mập mũi nhọn.

Swapnil Tandel, nhà sinh vật biển cho biết thêm, biến đổi gen, rối loạn chuyển hóa, virus, ô nhiễm hoặc đánh bắt quá mức đều có thể là các lý do dẫn đến việc cá mập bị đột biến.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây hồ đằng rễ mành.

Phát hiện tác dụng đặc biệt của cây hồ đằng rễ mành

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Trường Đại học Y Dược TPHCM và Trường Đại học Cửu Long đã nghiên cứu cây hồ đằng rễ mành hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm mạn tính và đái tháo đường.

Ảnh minh họa INT.

Thước đo chung cho giáo dục công - tư

GD&TĐ - Với Luật Nhà giáo, vị trí pháp lý của nhà giáo làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập được xác lập, đồng bộ với đồng nghiệp làm việc trong cơ sở giáo dục công lập, trong đó yêu cầu chuẩn hóa nghề nghiệp.

Minh họa/INT

Chuyện cũ phát tác

GD&TĐ - Đúng vào dịp nửa năm của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai, ông Donald Trump lại phải trực diện một chuyện cũ vừa đau đầu, vừa khó xử.