Ngôi làng “mất tích” ở Ý nổi lên từ hồ nước sau 70 năm

GD&TĐ - Một ngôi làng “mất tích” đã xuất hiện từ một hồ nước ở Ý sau 71 năm chìm dưới nước.

Hồ đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch đúng nghĩa.
Hồ đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch đúng nghĩa.

Ngôi làng Curon ở Ý bị nhấn chìm vào năm 1950 để xây dựng hồ chứa cho một nhà máy thủy điện. Hồ nước có tên là Hồ Resia. Dấu hiệu duy nhất của 163 ngôi nhà chìm dưới hồ là tháp nhà thờ từ thế kỷ 14 nhô lên trên mặt nước.

Việc thoát nước tạm thời tại hồ đã khiến ngôi làng trước đây hiện lên. Đây là nơi bị nhấn chìm mặc cho người dân hết sức phản đối.

Ngôi làng Curon trước năm 1950.

 Ngôi làng Curon trước năm 1950.

Hồ Resia bị nhấn chìm khi một con đập được xây dựng để hợp nhất 2 hồ tự nhiên và tạo ra nhà máy thủy điện địa phương.

Hồ Resia nhanh chóng trở thành một điểm thu hút khách du lịch do có tháp nhà thờ bị bỏ hoang nhô lên ở giữa.

Hồ nước thường trông như thế này.

Hồ nước thường trông như thế này.

Khoảng 1.000 người đã phải di dời khi ngôi làng bị nhấn chìm vào năm 1950. Khoảng 400 người đã tạo ra một ngôi làng mới gần đó và những người còn lại đã chuyển đi nơi khác. Quá khứ của ngôi làng sống lại một lần nữa khi hồ được thoát nước để nạo vét.

Ngôi làng ở Ý giáp với Áo và Thụy Sĩ và rất nhiều cư dân không nói hoặc đọc được tiếng Ý. Điều này trở thành vấn đề khi một thông báo bằng tiếng Ý được thông báo cho cư dân của ngôi làng rằng những ngôi nhà ở đây sẽ bị nhấn chìm ở độ sâu 22m.

Tiếng Đức là ngôn ngữ đầu tiên của nhiều người ở khu vực này. Kế hoạch được tiết lộ vào năm 1940. Người dân có một thập kỷ để quyết định về địa điểm di dời của mình".

Theo The Sun

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.