Ngoại hành tinh bất ngờ biến mất

Ngoại hành tinh bất ngờ biến mất

Vào năm 2004 và 2006, Kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện một ngoại hành tinh rất kỳ lạ. Nó quay xung quanh ngôi sao có tên là Fomalhaut, ở cách chúng ta 25 năm ánh sáng. Đây là hiện tượng hiếm gặp, bởi thông thường ngoại hành tinh nhỏ hơn ngôi sao nhiều lần và rất mờ nhạt, khó quan sát.

Ngoại hành tinh này được đặt tên là Fomalhaut b, hay còn gọi là Dagon. Nó được khẳng định vào năm 2012. Các nhà thiên văn học cho rằng đây là hành tinh khí, quay trên quỹ đạo elip cao xung quanh ngôi sao chủ. Tuy nhiên, vào năm 2014, trong lúc nghiên cứu các bức ảnh chụp hệ hành tinh này, các nhà thiên văn học sững sờ vì không thấy hành tinh Dagon đâu cả. Đơn giản là nó đã biến mất!

Điều đáng chú ý là không có gì ở đúng vị trí hành tinh; không có vật chất tàn dư chứng tỏ đã từng tồn tại một hành tinh ở đó. Thay vào đó, các nhà thiên văn học phát hiện một vết sáng, là kết quả của vụ va chạm hai vi thể hành tinh kích cỡ tương đương các tiểu hành tinh.

“Những va chạm như vậy rất hiếm khi xảy ra. Tôi tin rằng đến một lúc thích hợp nào đó chúng ta sẽ là nhân chứng của sự kiện hiếm gặp này” – Nhà thiên văn học Andras Gaspar ở ĐH Arizona (Mỹ), cho biết.

Việc nhận diện Dagon như là một ngoại hành tinh cũng gặp rắc rối. Fomalhaut là một ngôi sao khá trẻ, với tuổi đời khoảng 440 triệu năm, luôn bị bao quanh bởi các vành đai khí và bụi lạnh. Điều đó có nghĩa là mỗi hành tinh xung quanh ngôi sao này cũng phải tương đối trẻ, tức là phải nóng và phát ra bức xạ hồng ngoại. Tuy nhiên đối với Dagon, người ta không thấy nó phát ra cái gì cả. Hành tinh này cũng đặc biệt sáng trong các bước sóng xanh - điều này không phù hợp với các mô hình hình thành hành tinh.

Nhằm giải thích sự không chặt chẽ này, các nhà thiên văn học cho rằng hành tinh bị bao phủ bởi một vành đai hoặc một đám mây bụi khổng lồ, sau khi va chạm với các thiên thể khác. Một số nhà khoa học còn đưa ra giả định rằng Dagon là ngôi sao neutron. Tuy nhiên, không có cách giải thích nào có đủ sức thuyết phục, mà còn xuất hiện một vấn đề nữa: Quỹ đạo của Dagon dường như cắt ngang vành đai vật chất xung quanh ngôi sao mà không gây ảnh hưởng hấp dẫn đối với ngôi sao, khác hẳn với các trường hợp hành tinh “thông thường”.

“Các nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ Dagon - vật thể có kích thước hành tinh, chưa từng tồn tại. Nhưng va chạm vi thể hành tinh đã xảy ra ở nơi đó” - Nhà thiên văn học Andras Gaspar cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng, va chạm vi thể hành tinh xảy ra ngay trước thời điểm Kính viễn vọng không gian Hubble thực hiện bức ảnh đầu tiên về hệ hành tinh Fomalhaut vào năm 2004. Các vi thể hành tinh có chiều dài khoảng 200 km và dường như bao gồm đá vụn và nước đóng băng (nước đá) - tương tự như các sao chổi trong Hệ Mặt trời. Chúng liên kết với nhau trong khoảng thời gian Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh; tuy nhiên sau đó vật chất dần dần tản ra. Trong các bức ảnh tiếp sau, các phần vật chất nhỏ đến mức Kính Hubble không thể định vị được chúng. Điều đó có nghĩa là ngoại hành tinh Dagon chưa hề tồn tại.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?