Trong khi các chuyên gia thận trọng cho biết công trình còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể áp dụng cho người, công tác nghiên cứu có thể đánh dấu bước tiến trong nỗ lực để một ngày nào đó chữa khỏi vô sinh ở nam giới.
“Nếu được chứng minh an toàn và hiệu quả ở người, công trình của chúng tôi có khả năng tạo ra tinh trùng có đầy đủ chức năng để thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh kỹ thuật ống nghiệm”, đồng tác giả nghiên cứu cấp cao Giả Quân Hạo đến từ Đại học Y Nam Kinh cho biết.
“Bởi vì phương pháp điều trị hiện nay không hiệu nghiệm đối với nhiều cặp vợ chống, chúng tôi hy vọng phương pháp của chúng tôi có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công đối với vô sinh nam”.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các đồng tác giả cấp cao bao gồm Tề Châu và Tiểu Dương Châu hiện công tác ở Viện Động vật học trực thuộc Học viện Khoa học Trung Hoa đã xuất bản công trình của họ nhằm phản biện đồng nghiệp nước ngoài trên tạp chí Tế bào gốc.
Để làm điều này họ lấy tế bào gốc của chuột vào một hỗn hợp hóa chất nuôi tế bào trở thành tế bào mầm sơ khai. Sau đó, họ nuôi cấy những tế bào mầm giống như tế bào tiền thân để có thể hình thành các loại tế bào khác nhau, chẳng hạn tế bào tinh hoàn và hormone giới tính.
Môi trường này giúp biến đổi tế bào mầm thành “tế bào giống như tình trùng có chứa hàm lượng DNA hạt nhân và nhiễm sắc thể”, nghiên cứu tuyên bố.
Tế bào như tinh trùng được tiêm vào tế bào trứng tạo ra phôi cấy vào chuột .Những con chuột cái sinh con sau đó con cháu giao phối sinh ra thế hệ tiếp theo.
Ông Richard Sharp, một chuyên gia sức khỏe sinh sản tại Đại học Edinburgh tuy không tham gia nghiên cứu, miêu tả nó như một “công trình vĩ đại đã bị thất lạc nhiều năm”.
Ông cho biết thêm: “Điều mới ở đây là các nhà nghiên cứu cho thấy có bằng chứng đáng tin cậy cho sự phát triển đúng đắn của tế bào mầm và DNA cùng lúc khuyến khích bệnh vô sinh ở đàn ông sẽ được chữa khỏi”. Vô sinh ảnh hưởng đến 15% các cặp vợ chồng trên toàn cầu. Nghiên cứu cho biết, vẫn còn có nhiều việc phải làm.
“Rủi ro cần phải loại trừ và lo ngại mặt đạo đức có liên quan đến việc sử dụng tế bào phôi thai cần được xem xét cẩn thận”, theo nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu khác chỉ rõ xét về mặt sinh học công trình nghiên cứu áp dụng cho chuột sẽ không dễ dàng chuyển sang người.
“Nghiên cứu này thật sự thú vị, nhưng cần phải có xác minh độc lập”, ông Azim Surani, giác đốc phôi thai kiêm chuyên gia nghiên cứu hệ gen Đại học Cambridge, Anh nhận xét. “Vẫn cần phải xem xét liệu giao thức này có thể hoạt động với tế bào gốc của người hay không bởi vì có sự khác biệt rõ ràng giữa người và chuột”.