Nghiên cứu để có phương án phù hợp, bảo đảm chú trọng dạy-học lịch sử ở giáo dục phổ thông

GD&TĐ - Ngày 8/6, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo số 170/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và đào tạo về môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ảnh minh họa/ITN
Ảnh minh họa/ITN

Tại thông báo trên, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý về môn học lịch sử; làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam để có phương án phù hợp bảo đảm chú trọng việc dạy và học lịch sử ở bậc giáo dục phổ thông.

Đồng thời thực hiện đúng tinh thần, quy định tại nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Luật giáo dục và các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo đối với môn lịch sử, cần tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xử lý, có giải pháp kịp thời, vừa bảo đảm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vừa phù hợp thực tiễn, đáp ứng mong muốn của người dân và các chuyên gia; cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn lịch sử.

Thủ tướng gợi ý, có thể quy định theo hướng môn lịch sử vừa có phần bắt buộc, vừa có phần tự chọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.