Quyển sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, nó giúp bạn thoát khỏi vòng vây của những đồ đạc không cần thiết thay vào đó, chỉ còn niềm vui, sự tận hưởng cuộc sống vây quanh bạn.
Và đây là một số chỉ dẫn của Mari Kondo:
1. Tìm ý nghĩa của đồ vật
Trước hết, quyết định những thứ nào trong rất nhiều đồ đạc của bạn xứng đáng hiện diện trong không gian sống của bạn. Hãy cầm một món đồ trên tay và tự hỏi: “Thứ này có tạo nên niềm vui?”, và bạn hãy giữ lấy những thứ mang lại cảm xúc sống động và tích cực cho mình, bao gồm quần áo, sách và những tấm ảnh.
Hãy để xung quanh bạn là một thế giới của những đồ vật mang đến cho bạn sự tự tin và năng lượng. Điều đó có nghĩa là những thứ mang đến cảm xúc, ký ức buồn cần được bỏ đi. Kết quả của việc này là bạn sẽ tạo ra không gian mới cho cuộc sống của mình.
2. Dọn dẹp theo thể loại, cùng một lúc
Sai lầm của nhiều người là họ dọn dẹp từng chút một trong căn phòng, cất giữ những đồ đạc tương tự khi tình cờ thấy chúng mà không thực sự nhận ra số lượng thực sự của chúng. Mari Kondo khuyên bạn dọn dẹp mọi thứ cùng một thể loại trong một lần, và quyết định bạn muốn giữ lại thứ gì. Bằng cách này, bạn có thể ước tính tổng số đồ đạc của thể loại đó và chỉ giữ lại những thứ tốt nhất.
3. Lưu trữ theo chiều dọc
Nguyên tắc chính lưu trữ đồ đạc được phát minh bởi Mari Kondo đó chính là giữ chúng theo chiều dọc. Điều này có nghĩa là bạn không chồng những vật dụng lên nhau. Nếu mọi thứ đồ được cất giữ trên một mặt phẳng, bạn sẽ luôn nhìn thấy tất cả chúng và không quên chúng đi.
Khi được sắp xếp theo chiều dọc, các vật dụng sẽ không bị che khuất ở dưới những thứ khác, được sắp xếp gọn gàng hơn, và giữ được lâu hơn.
4. Ngừng biến kệ bếp thành cửa hàng tạp hóa
Các loại thực phẩm thường được trưng bày trong những hộp, lon, chai nhiều màu với nhiều loại nhãn dán khác nhau. Và tất cả những bao bì này tạo nên sự hỗn loạn trong kệ bếp nhà bạn. Khi bạn xé bỏ nhãn dán của chúng, mọi thứ trông sẽ đỡ lộn xộn hơn.
Bạn có thể tìm những chai, lọ đẹp mắt, đồng bộ, cùng những nhãn dán đúng sở thích để đựng các loại thực phẩm, gia vị, ghi chú ngày hết hạn dùng sản phẩm. Chúng sẽ tạo ra một không gian bếp chuyên nghiệp, tràn đầy cảm hứng thay thế hình ảnh ngổn ngang hiện có.
5. Sắp xếp quần áo
Điều quan trọng nhất khi cất giữ quần áo là bạn có thể nhìn thấy tất cả chúng. Bạn cần một chiếc tủ và treo những bộ quần áo cùng loại, màu sắc gần nhau. Chiều dài các loại quần áo sẽ ngắn dần từ trái sang phải. Phương pháp này không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm thấy loại quần áo cần dùng, mà còn giúp bạn không mua những thứ mình đã có. Từ đây, bạn sẽ có một tủ quần áo ngăn nắp, thoáng đãng, được tổ chức tốt.
6. Bảo quản các loại túi
Lấy hết đồ đạc trong túi của bạn ra mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn nhận ra bạn cần mang gì theo bên mình ngày hôm sau. Để tránh túi bị mất dáng, bạn hãy để chúng bên trong cái túi lớn hơn, thay vì chồng chất chúng lên nhau. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều diện tích.
7. Lưu trữ hình ảnh
Một số lượng lớn các bức ảnh sẽ gây ra sự lộn xộn. Để ghi nhớ những khoảnh khắc quan trọng của cuộc sống, bạn chỉ cần chọn một vài tấm ảnh quan trọng nhất, đáng nhớ nhất. Bạn có thể tìm hiểu cách sắp xếp chúng để có một không gian lưu trữ hình ảnh tinh tế hơn, gọn gàng hơn với những khung hình nghệ thuật.
8. Cất giữ sách
Có 2 loại sách mà bạn cần bỏ ra: Sách bạn đã đọc xong và những quyển bạn định đọc từ lâu nhưng vẫn chưa bắt đầu. Trường hợp thứ nhất, những quyển sách đó đã hoàn thành sứ mệnh của mình, và trường hợp thứ hai là những quyển mà bạn đã mất cảm hứng đọc chúng. Chỉ nên giữ những cuốn sách thực sự cần thiết.
9. Thiết kế không gian làm việc
Không gian làm việc tốt giúp bạn có thêm cảm hứng sáng tạo và tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc. Do đó, bạn luôn phải giữ cho không gian này gọn gàng trong khi vẫn giữ lại những thứ thật cần thiết.
Bạn cần những thiết bị như kệ, tủ, giá đỡ… để giữ mọi thứ ngăn nắp. Một không gian thông thoáng sẽ tạo ra sự tươi mới, khai phóng cho những ý tưởng mới, độc đáo cho bạn.