Tờ Financial Times cho biết rằng 66% công dân Hàn Quốc "ủng hộ" hoặc "ủng hộ mạnh mẽ" việc chuyển đổi sang chính sách răn đe hạt nhân độc lập.
Triều Tiên - nước láng giềng của Hàn Quốc, giờ đây không chỉ có vũ khí hạt nhân mà được cho là đã sở hữu công nghệ tên lửa đạn đạo tiên tiến từ Nga sau những đợt trao đổi trang bị quốc phòng gần đây.
Thực tế khiến nhiều người Hàn Quốc nghĩ đến sự cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn nguy cơ lớn từ phía Bắc.
Mặc dù chính phủ hiện không có kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng một số chính trị gia đang kêu gọi việc này phải được thực hiện ngay lập tức.
Trong năm, chỉ số trên đã tăng 6 điểm phần trăm, giữa tình huống mà những người được hỏi nhận yêu cầu lựa chọn: họ thích có vũ khí hạt nhân của riêng mình hay dựa vào sự bảo vệ của Quân đội Hoa Kỳ, số người ủng hộ cách tiếp cận thứ nhất đã tăng lên và lần đầu tiên vượt quá phương án thứ hai.
Ông Sanshin Lee, nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (KINU) cho biết: “Sự ủng hộ cho ý tưởng sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng lớn mạnh”.
Thủ tướng Han Duck Soo nói với các phóng viên vào tháng 6 rằng nước này vẫn chưa sẵn sàng để xem xét việc trở thành một cường quốc hạt nhân.
Tuy nhiên, Thị trưởng Seoul - ông Oh Se-hoon, người được coi là một trong những ứng cử viên có khả năng tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2027, tuần trước đã kêu gọi trang bị ngay vũ khí hạt nhân.
"Vũ khí hạt nhân chỉ có thể bị đáp trả bằng phản ứng tương tự. Nếu chúng ta chỉ dựa vào sự hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ, dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ, điều đó sẽ hạn chế đáng kể an ninh của chúng ta”, ông Oh Se-hoon nói rõ.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây tỏ ra cực kỳ lo ngại việc Nga chia sẻ công nghệ tên lửa với Triều Tiên.
Vào đầu năm, Moskva đã ngăn chặn việc tiếp tục hoạt động của ủy ban Liên Hợp Quốc, cơ quan giám sát các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt liên quan. Kết quả là hoạt động của nhóm công tác sau 15 năm đã bị chấm dứt.