Ngành giáo dục Sóc Trăng: Quyết liệt với bạo lực học đường

GD&TĐ - Lãnh đạo ngành Giáo dục Sóc Trăng cho rằng công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh phải đi trước một bước; nhà trường phải sẵn sàng trong vị thế chủ động phòng ngừa hơn là chờ đến khi đứng ra phân xử các mâu thuẫn dẫn đến bạo lực đã xảy ra giữa các học sinh trong và ngoài phạm vi nhà trường.

Thầy trò Trường Phổ thông DTNT Huỳnh Cương với mô hình “Năm không” và “Hai có”
Thầy trò Trường Phổ thông DTNT Huỳnh Cương với mô hình “Năm không” và “Hai có”

Đa dạng giải pháp giáo dục, phòng ngừa

Nhằm kéo giảm số vụ bạo lực học đường, Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh.

Trong đó, triển khai tốt Đề án “Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2015 - 2020”; tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trường học, an toàn cho học sinh. Bám sát thực hiện Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường giai đoạn 2018 - 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Lý Rotha - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, trao đổi: “Về phía ngành giáo dục tỉnh nhà, chúng tôi tích cực tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản tăng cường giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành khác như: Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an… liên tục triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng sống, đảm bảo an ninh trật tự cho học sinh. Mỗi năm chúng tôi đều có sơ kết các hoạt động, nhìn nhận lại vấn đề để linh hoạt các phương hướng giáo dục cho phù hợp”.

Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề “Bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay - Nguyên nhân và giải pháp” với sự tham dự của nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Theo đó, mục tiêu hướng đến đối tượng học sinh THCS và THPT. Mỗi chủ đề đem ra thảo luận được chia cho từng nhóm trường, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; mỗi nhóm từ 8 đến 9 đơn vị tham gia viết và báo cáo tham luận trước hội thảo. Đồng thời còn khuyến khích đơn vị viết thêm tham luận theo tình hình thực tế và thế mạnh từng đơn vị nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường tại địa phương.

Ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm môi trường học tập cho học sinh, đẩy mạnh thực hiện mô hình “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” trong đó có 5 nội dung các em không được làm và 2 nội dung bắt buộc.

Cụ thể “Năm không” gồm: Không bạo lực, bạo hành trong học đường; Không tham gia các tệ nạn xã hội; Không để cháy nổ xảy ra; Không để ô nhiễm môi trường; Không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. “Hai có” gồm: Có văn hóa ứng xử trong tham gia giao thông; Có ý thức tự phòng, tự quản nơi học tập, công tác và cư trú.

Thầy Thạch Song - Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú Huỳnh Cương (TP Sóc Trăng) chia sẻ: Nhờ thực hiện nghiêm túc mô hình này mà trong 10 năm qua trường không hề xảy ra tình trạng bạo lực học đường.

Để học sinh thấm nhuần một cách tự giác, sâu sắc, nhà trường tiến hành lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường vào các giờ sinh hoạt dưới cờ, trong các tiết Giáo dục công dân; tổ chức buổi ngoại khóa chủ đề bạo lực học đường qua các tiểu phẩm vui nhộn, tình cảm…

Nói không với bạo lực học đường, HS thanh thản và tập trung hơn vào việc học

Nói không với bạo lực học đường, HS thanh thản và tập trung hơn vào việc học

Tổ tư vấn tâm lý HS phát huy hiệu quả

Trường Dân tộc nội trú Huỳnh Cương đã thành lập Ban quản sinh và Tổ giáo dục tâm lý mà mỗi giáo viên chủ nhiệm là một thành viên có nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho các em. Mỗi tuần có 3 buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và sinh hoạt của ban quản sinh.

Nhà trường bố trí “Thùng thư tâm lý” và thầy hiệu trưởng sẽ trực tiếp xem thư, trả lời trước tập thể, giúp các em yên tâm. Qua 2 năm hoạt động, sinh hoạt này đem lại hiệu quả rất rõ, Tổ tư vấn đã thành công trong vận động các em nghỉ học trở lại trường, tinh thần đoàn kết của học sinh ngày càng được củng cố. Phụ huynh, học sinh đều ủng hộ ký cam kết chung tay thực hiện mô hình “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” mạnh mẽ.

Đối với tầm quan trọng mỗi trường phải có Tổ tư vấn tâm lý, ông Lý Rotha cho rằng: Theo quy định về vị trí việc làm thì không có biên chế riêng cho công tác này, mỗi trường đều có giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ, đặc biệt là trường dân tộc nội trú phải có giáo viên chuyên trách.

Các giáo viên này phải trang bị cho mình khả năng nhạy bén để tìm hiểu, khéo léo giao tiếp giúp các em cởi mở chia sẻ các vấn đề mình gặp phải. Khi thầy trò thấu hiểu được nhau dẫn đến tâm lý học tập thoải mái hơn rất nhiều.

Để công tác giáo dục tư tưởng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh đi vào thực tiễn, có chiều sâu, ngành GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng tiến hành mỗi đầu năm cho các em ký bản cam kết nói không với hành vi bạo lực. Hiện tại đã có 70% học sinh trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện, qua các năm tỉ lệ này đều tăng và nhất là 100% học sinh đầu cấp đều ký cam kết với nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.