Tăng sức đề kháng loại trừ bạo lực học đường

GD&TĐ - Sáng 17/10, Sở GD&ĐT, Công đoàn GD Nghệ An và Trường ĐH Vinh tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng môi trường văn hóa học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa bàn tỉnh Nghệ An”.

Xây dựng văn hóa học đường lành mạnh đang được các nhà trường chú trọng hiện nay
Xây dựng văn hóa học đường lành mạnh đang được các nhà trường chú trọng hiện nay

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các chuyên gia tâm lý, cán bộ, giảng viên, giáo viên đang công tác tại các trường ĐH và phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Có sự suy giảm về đạo đức học sinh theo từng cấp học

Hội thảo chuyên đề về xây dựng văn hóa học đường
 Hội thảo chuyên đề về xây dựng văn hóa học đường

Tại Nghệ An, qua phiếu khảo sát đối với gần 300 giáo viên và 1.500 học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 cho thấy: Đang có sự suy giảm về đạo đức trong học sinh phổ thông theo thời gian, cấp học. Càng lên cấp học trên, tỉ lệ học sinh hạnh kiểm tốt giảm xuống, thay vào đó là tỉ lệ hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Nếu ở bậc THCS, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm trung bình là 5% và yếu là 0,7% thì đến cấp THPT, tỉ lệ này tăng lên trung bình là 5,9% và yếu là 3,9%.

Nhận thức của giáo viên về vấn đề học đường cũng chưa được đầy đủ. Nhiều giáo viên khi được hỏi về văn hóa học đường tỏ ra lúng túng, chưa nhận thức sâu sắc về vấn đề này điều đó làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền giáo dục học đường cho học sinh tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Không tách rời nhà trường, gia đình, xã hội

Tại Hội thảo, các đại biểu, thầy cô giáo, chuyên gia tâm lý đã cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp để góp phần xây dựng một nền văn hóa học đường lành mạnh trong trường học.

Trong đó tập trung vào 8 nội dung chính: Thực trạng về văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay; Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc xây dựng văn hóa học đường; Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng văn hóa học đường; Văn hóa học đường - Nhìn từ góc độ giáo viên; Giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo ở trường học trong bối cảnh hiện nay; Ứng xử giữa các bên trong nhà trường hiện nay; Nhân rộng gương tốt và định hình lối sống đẹp trong xây xựng văn hóa học đường; Văn hóa học đường - Nhìn từ vai trò của Cán bộ quản lý.

Thông qua hội thảo nhằm mục tiêu tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa. Đồng thời, góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Muôi trường văn hóa tốt đẹp góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục
Muôi trường văn hóa tốt đẹp góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục 

Hội thảo cũng khẳng định: Để xây dựng văn hóa học đường phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá…

Về phía đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh.

Ngoài ra, một môi trường văn hóa học đường phải được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng tốt, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng.

Ngược lại, văn hóa học đường không chỉ thể hiện ở trong nhà trường, mà còn lan tỏa trong gia đình, và ra ngoài xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ