Ngăn ngừa bạo lực học đường khi học sinh trở lại trường

GD&TĐ - Phải ở nhà học trực tuyến quá lâu để phòng dịch Covid-19 khiến tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, do vậy khi học sinh quay trở lại học trực tiếp đã liên tục xuất hiện vấn đề bạo lực học đường.

Cần tăng cường hỗ trợ tâm lý khi các em quay lại trường học.
Cần tăng cường hỗ trợ tâm lý khi các em quay lại trường học.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh nữ học sinh lớp 8 Trường THCS - THPT Hà Thành (Hà Nội) bị đánh hội đồng trước cổng trường. Một nhóm học sinh đã giật tóc, đánh thẳng vào đầu, vào mặt nạn nhân trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau sự việc, nữ sinh này ngoài đau đớn thể xác còn hoảng loạn tinh thần, có tâm lý sợ đám đông.

Trước đó, cũng vào những ngày cuối tháng 3 vừa qua, một clip dài hơn 3 phút được đăng tải trên mạng xã hội ghi lại cảnh 2 nữ sinh lớp 8 ở Quảng Trị vây đánh 1 nữ sinh lớp 7. Lúc xảy ra sự việc có nhiều người xung quanh nhưng không ai đứng ra can ngăn. Một số nữ sinh dùng điện thoại để quay lại sự việc và cổ vũ hành vi trên.

Những vụ việc này chủ yếu xuất hiện ngoài khuôn viên trường học. Sự việc đều do mâu thuẫn trên mạng xã hội và biến thành những bạo lực khiến nhiều phụ huynh lo lắng và gây bức xúc cho dư luận.

Theo TS Nguyễn Thanh Hùng - Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ, không chỉ với học sinh nam mà cả các em nữ. Đặc biệt, có tình trạng nhiều học sinh chứng kiến cảnh bạo lực học đường nhưng không can thiệp mà còn cổ xúy, hô hào, quay video và đưa lên mạng.

Để giải quyết được bạo lực học đường, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, sự gắn kết giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm, chia sẻ nhiều hơn; nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm sinh lý của con mình, đồng thời sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, xây dựng môi trường giáo dục gia đình với tình yêu thương, chia sẻ.

Đối với nhà trường cần trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng sống hơn, đặc biệt là kỹ năng về quản lý cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn, tạo cho các em nhiều sân chơi, hoạt động lành mạnh, ý nghĩa và phù hợp với đặc thù lứa tuổi. Nhà trường và gia đình cần thiết lập nhiều kênh thông tin để thường xuyên liên hệ, trao đổi, nắm bắt các trạng thái biểu hiện tâm sinh lý của học sinh để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Cô Đinh Thị Dung - Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Hà Thành cho biết: Các em phải ở nhà tránh dịch quá lâu, tâm lý ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, ngay khi học sinh quay trở lại trường, nhà trường đã chủ động nắm bắt tâm lý, tăng cường các tiết học về giáo dục đạo đức, kỹ năng sống giúp học sinh có thêm kiến thức, biết cân bằng tinh thần. Tuy nhiên, sự việc xảy ra có nguyên nhân từ những mâu thuẫn trên mạng từ lâu.

Sau khi xảy ra vụ việc, nhà trường đã yêu cầu gia đình lên làm việc, gửi yêu cầu cho công an để làm rõ. Đối với học sinh vi phạm đã có hình thức xử lý. Bên cạnh đó, nhà trường đã tăng cường các giám thị để kiểm soát đầu và cuối giờ học, bảo đảm an toàn cho học sinh.

Còn theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, qua sự việc sở đã chỉ đạo các nhà trường khẩn trương ổn định tình hình an ninh trật tự, duy trì nền nếp dạy và học; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, nắm bắt tình hình học tập, diễn biến tâm lý và kịp thời tư vấn, hỗ trợ học sinh; đặc biệt quan tâm, định hướng học sinh trong việc sử dụng mạng Internet.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.