Ngăn chặn nạn xâm phạm bản quyền

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Xâm phạm bản quyền là câu chuyện 'biết rồi, khổ lắm, nói mãi!'.

Ca khúc 'Nồng nàn Hà Nội' của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường lại thuộc về một đơn vị khác.
Ca khúc 'Nồng nàn Hà Nội' của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường lại thuộc về một đơn vị khác.

Thế nhưng, chuyện “nói mãi” ấy vẫn luôn là một vấn nạn khiến hoạt động sáng tạo nghệ thuật tụt lùi.

Từ văn học, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh… cho đến các đề tài nghiên cứu - luôn là mảnh đất phát sinh các vấn nạn liên quan đến bản quyền. Tác phẩm theo một cách nào đó, có thể là phái sinh, đạo nhái thậm chí là bị đánh cắp. Để rồi, tác giả thì chỉ biết kêu trời, còn kẻ cắp lại nghiễm nhiên hưởng thành quả.

Âm thầm đánh cắp bản quyền

Sau một năm, bản quyền liên quan cuốn sách 'Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật' vẫn chưa có hồi kết.

Sau một năm, bản quyền liên quan cuốn sách 'Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật' vẫn chưa có hồi kết.

“Trong vụ việc của tôi, mặc dù đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng nhưng sự lên tiếng kịp thời của của báo chí có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Tôi mong rằng khi giải quyết các vụ việc tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền và cơ quan liên quan cần tăng cường phối hợp, thúc đẩy việc giải quyết tác quyền một cách công tâm, minh bạch”. TS Đỗ Hải Ninh - Viện Văn học

Câu chuyện bản quyền từ Quốc ca cho tới các sáng tác bình dân ở Việt Nam bị mất quyền sở hữu trên YouTube đến nỗi bị tắt tiếng hoặc bị “gậy bản quyền” từng gây xôn xao dư luận.

Ngay sau vụ việc nghiêm trọng Quốc ca bị tắt tiếng khi truyền hình trực tiếp trận bóng đá giữa Việt Nam - Lào hồi cuối năm 2021, thì sang năm 2022, “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ Giáng Sol, rồi “Nồng nàn Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường và hàng loạt tác phẩm khác bị phát hiện đánh cắp.

Theo nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường, phía YouTube có gửi cảnh báo đến ông với thông tin doanh thu quảng cáo từ ca khúc “Nồng nàn Hà Nội” thuộc về chủ sở hữu - không phải là nhạc sĩ mà là BH Media.

Kèm theo thông tin chỉ đích danh BH Media, thì phía kênh YouTube cũng ghi rõ đơn vị này thay mặt cho Hãng phim Trẻ. Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường đã ủy quyền cho luật sư gửi công văn sang bên BH Media. Tuy nhiên, phải sau 2 lần gửi công văn đi thì phía đơn vị này mới phản hồi.

Câu chuyện nhùng nhằng bản quyền ấy, sau một thời gian ồn ào thì lại lắng xuống, quên đi. Tuy nhiên, các hành vi đánh cắp tác phẩm, xâm phạm bản quyền thì vẫn luôn âm thầm và len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi.

Trong năm 2022, cuốn sách “Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật” của TS Vũ Thị Trang bị tố vi phạm quyền tác giả. Người tố cáo là TS Đỗ Hải Ninh - Trưởng phòng Văn học Việt Nam đương đại (Viện Văn học).

Đáng chú ý, đây là cuốn sách được tặng thưởng của Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật dành cho các tác phẩm Lý luận phê bình văn học nghệ thuật (xuất bản năm 2020), và nhận giải Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ I, năm 2021.

Theo TS Đỗ Hải Ninh, tác giả Vũ Thị Trang đã lấy rất nhiều kết quả nghiên cứu trong đề tài cấp Bộ “Tự truyện và tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ phê bình phân tâm học” nghiệm thu năm 2019 mà không hề chú thích hay xin phép.

Sau rất nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định tạm thời thu hồi giải thưởng Tác giả trẻ đối với cuốn sách nói trên. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng giao Viện Văn học giải quyết vụ việc.

Ngày 4/4, trao đổi với Báo GD&TĐ, TS Đỗ Hải Ninh cho biết: “Sau một năm câu chuyện vẫn chưa có hồi kết. Bản thân tôi bây giờ cũng cảm thấy nản. Vậy là chuyện bản quyền ở nước mình có vẻ chẳng đi đến đâu”.

Nghi vấn Vietcombank xâm phạm bản quyền

Chương trình hòa nhạc 'Kiệt tác thời gian' do Vietcombank tổ chức sử dụng nhiều hình ảnh từ các tác phẩm hội họa. Ảnh: Vietcombank.

Chương trình hòa nhạc 'Kiệt tác thời gian' do Vietcombank tổ chức sử dụng nhiều hình ảnh từ các tác phẩm hội họa. Ảnh: Vietcombank.

Liên quan đến vấn đề quyền tác giả, cuối tháng 3 vừa qua Bộ VH,TT&DL tổ chức hội nghị Tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo Cục Bản quyền tác giả, sau 10 năm thực hiện Nghị định số 131, Thanh tra Bộ VH,TT&DL đã tiến hành 534 cuộc thanh - kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan kết hợp với các lĩnh vực văn hóa theo thẩm quyền như điện ảnh, nghệ thuật, biểu diễn (cuộc thi người đẹp), nhiếp ảnh… xử phạt vi phạm hành chính 447 tổ chức, 3 cá nhân.

Hành vi vi phạm chủ yếu bị xử phạt là biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố vào mục đích thương mại trong nhà hàng, cửa hàng siêu thị, cơ sở kinh doanh karaoke mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Một số đại biểu cho rằng, mức phạt hiện tại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Bởi vậy, đại diện một số đơn vị nêu đề xuất ngoài tăng mức phạt cần có hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả thì mới có cơ hội ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền như hiện nay.

Trong khi Bộ VH,TT&DL tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá Nghị định số 131. Mới đây, chương trình hòa nhạc “Kiệt tác thời gian” do Vietcombank tổ chức khiến nhiều người ngơ ngác liên quan đến vấn đề bản quyền khi sử dụng hình ảnh các tác phẩm hội họa.

Theo trang thông tin điện tử Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chương trình “lấy ý tưởng từ những tác phẩm âm nhạc và hội họa kinh điển, có sức sống trường tồn với thời gian”.

Đơn vị cho trưng bày một số bức tranh của một số danh họa thế giới, nhưng không phải là tác phẩm gốc mà là từ hình ảnh kỹ thuật số.

Đến nay, chưa rõ Vietcombank có đủ bằng cớ về các thủ tục pháp lý hay xin phép các tác giả và những người có quyền lợi liên quan hay chưa? Nếu có, giới mỹ thuật cần phải thấy để yên tâm rằng tác phẩm hội họa được tôn trọng. Ngược lại, đó là dấu hỏi lớn liên quan vấn đề bản quyền.

Bản quyền trong lĩnh vực hội họa, nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi cho rằng, vấn đề ở đây không phải là tiền (tiền xử phạt) mà liên quan đến văn hóa ứng xử. Cứ tha hồ xâm phạm bản quyền, tha hồ đạo nhái… hạ thấp sức lao động sáng tạo của nghệ sĩ sẽ chỉ làm tụt lùi nền nghệ thuật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.
Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.