Nga triển khai 'vũ khí tàng hình' bí mật ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Nga đang chuyển vũ khí bí mật mới của mình vào khu vực chiến trường Ukraine, nhà báo người Anh Tariq Tahir chia sẻ trên tờ The Sun.

Nga triển khai 'vũ khí tàng hình' bí mật ở Ukraine

Cách đây một thời gian, báo chí biết rằng Quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng xe tăng T-14 Armata mới nhất trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt. Theo nhà báo Tariq Tahir, những chiến xa này được trang bị vũ khí tiên tiến và chúng còn có thể tàng hình trước kẻ thù.

"Vũ khí bí mật của Nga là xe tăng robot tàng hình có khả năng biến một thành phố thành đống đổ nát trong vài phút tiến đến tiền tuyến", tác giả bài phân tích cho biết.

Chuyên gia của tờ The Sun tuyên bố rằng xe tăng T-14 có tháp pháo không người lái được trang bị pháo 125 mm mạnh mẽ. Ngoài ra, một lớp phủ tàng hình đặc biệt đã được áp dụng cho phương tiện này, khiến chúng vô hình trước radar của kẻ thù.

“Người Nga đã đặc biệt phát triển một thiết bị tàng hình có tên là Mantiya cho xe tăng T-14, khí tài này hấp thụ sóng radar, đồng thời đẩy lùi và phân tán chúng".

"Dấu hiệu nhiệt của động cơ đang chạy cũng được giảm xuống mức nền, khiến xe tăng khó bị phát hiện hơn. Kết quả là phương tiện này không còn bị các loại vũ khí như Javelin của Mỹ nhìn thấy nữa”, nhà bình luận của tờ The Sun lưu ý.

T-14 Armata được chuyên gia quân sự phương Tây gọi là "xe tăng tàng hình".

T-14 Armata được chuyên gia quân sự phương Tây gọi là "xe tăng tàng hình".

Một số chuyên gia quân sự phương Tây khác cũng đã nhiều lần chú ý đến khả năng chiến đấu cao của T-14 Armata. Một ví dụ là ông Noel Sharkey - giáo sư về trí tuệ nhân tạo và robot tại Đại học Sheffield nhận xét xe tăng mới của Nga có hỏa lực rất ấn tượng.

T-14 Armata nổi bật nhờ có tháp pháo hoàn toàn tự động có thể xoay 360 độ ở tốc độ cao, cho phép nó tấn công kẻ thù theo bất kỳ hướng nào.

Ngoài ra, xe tăng mới của Nga còn được bảo vệ rất vững chắc khi vỏ giáp của nó đủ sức chịu được đòn tấn công trực tiếp từ vũ khí chống tăng hiện đại của kẻ thù.

Theo The Sun

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?