5 lối vào được phát hiện trong một cuộc khu rừng rộng 200 hecta ở đông bắc Ba Lan, gần vùng ngoại ô Kalingrad của Nga. Địa điểm tại Mamerki này vốn đã nổi tiếng với trụ sở boong-ke của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng trên bộ của quân đội Đức.
Ông Bartlomiej Plebanczyk của bảo tàng phức hợp boong-ke Marmeki cho biết: “Hiện tại, dựa trên các lối vào được bố trí cách nhau, có vẻ như một trong những đường hầm dài khoảng 50 mét, nhưng có thể dài hơn. Một số đường hầm đã bị lấp, có thể để che giấu chúng, nên chúng tôi sẽ phải loại bỏ rất nhiều vật liệu trước khi có thể nhìn thấy những gì bên trong chúng”.
Căn phòng Hổ phách, được trang trí bằng những tấm hổ phách trạm khắc, đã bị binh sĩ Đức quốc xã từ Cung điện Catherine cách hơn 30km St Petersburg năm 1941 khi quân Đức xâm lược Liên xô cũ.
Những người phụ trách tại cung điện đã dán giấy dán tường lên căn phòng để ngụy trang cho nó nhưng không thành công.
Sau đó phát xít Đức đưa căn phòng đến lâu đài Koenigsberg ở Đông Prussia (nay là Kaliningrad), nhưng nó lại biến mất vào ngày 1/1945 sau các cuộc tấn công vào thành phố này.
Trùm phát xít Hitler đã ra lệnh chuyển vật quý từ Đông Prussia về Đức nhưng việc này chưa được thực hiện vì lãnh đạo Đông Prussia đã rời bỏ vị trí trước khi mệnh lệnh được thi hành. Trong 76 năm qua, căn phòng này đã biến mất một cách bí ẩn.
Căn phòng Hổ phách ban đầu được xây dựng ở Berlin từ năm 1701 trở đi cho vị vua đầu tiên của Phổ là Frederick I. Sau đó ông đã tặng kho báu được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8 của thế giới” này cho đồng minh Nga là Sa hoàng Peter Đại đế vào năm 1716. Sa hoàng Peter đã chuyển đến Cung điện Catherine và được tái thiết lại trong 10 năm. Sau đó nó được mở rộng từ dạng ban đầu chứa 450 kg hổ phách.
Giá trị ngày nay của kho báu bị mất này lên tới 500 triệu USD. Việc xây dựng lại căn phòng tại Cung điện Catherine đã được chính quyền Liên xô bắt đầu vào năm 1979 và mất 24 năm để hoàn thành.