Nga lên tiếng trước phán quyết của tòa án Hà Lan về thảm kịch hàng không MH17

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một tòa án ở Hà Lan đã kết án hai người Nga và một người Ukraine phạm tội bắn rơi máy bay chở khách MH17 của Malaysia năm 2014.

Những mảnh vỡ tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 Malaysia.
Những mảnh vỡ tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 Malaysia.

Quyết định hôm 17/11 của một tòa án Hà Lan về vụ tai nạn máy bay MH17 hoàn toàn mang tính chính trị, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.

Trước đó cùng ngày, các thẩm phán Hà Lan đã kết án 3 người phạm tội bắn rơi máy bay chở khách của Malaysia ở Ukraine năm 2014.

Một tòa án ở The Hague kết luận 2 công dân Nga - Igor Girkin và Sergey Dubinsky - cùng 1 công dân Ukraine Leonid Kharchenko đã phạm tội bắn rơi máy bay thương mại MH17. Cả 3 đều bị kết án chung thân vắng mặt. Họ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường hơn 16 triệu euro cho gia đình nạn nhân.

Bình luận về phán quyết, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng tòa án Hà Lan "chịu áp lực chưa từng có" trong các phiên điều trần. Theo Bộ này, không thể nói về tính khách quan và công bằng trong những trường hợp như vậy. Bộ cũng chỉ ra những nỗ lực của “các chính trị gia, công tố viên và phương tiện truyền thông Hà Lan nhằm áp đặt một phán quyết có động cơ chính trị” trong trường hợp này.

Moscow nói rõ rằng, theo hiến pháp của Nga, họ sẽ không dẫn độ công dân của mình.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, quyết định của tòa án dựa trên kết luận của các công tố viên Hà Lan, được xây dựng dựa trên lời khai của các nhân chứng ẩn danh và bằng chứng do Cơ quan An ninh Ukraine, vốn là "một bên liên quan" trong vụ án, đưa ra. Các lập luận do phía Nga đưa ra, bao gồm cả dữ liệu được giải mật bởi Bộ Quốc phòng Nga đã bị loại bỏ.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga công bố các tài liệu cho thấy một tên lửa có số sê-ri tương tự với tên lửa được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn MH17 trước đó, đã được bàn giao cho Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga lập luận rằng việc Kiev không đóng cửa không phận trên khu vực xung đột trước thảm kịch MH17 cũng không nhận được đánh giá pháp lý thích hợp.

“Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về việc Tòa án The Hague đã coi thường nguyên tắc công lý vô tư vì lợi ích của tình hình chính trị hiện tại” - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Hôm 17/11, tòa án Hà Lan phán quyết chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn hạ bởi một tên lửa phòng không Buk do Nga sản xuất từ ​​một cánh đồng gần thị trấn Pervomayskoe. Từng là một thị trấn ở miền đông Ukraine, Pervomayskoe trở thành một phần của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) sau khi khu vực này tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào năm 2014. DPR đã sáp nhập Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý vào mùa thu năm nay.

Theo phán quyết, vào thời điểm xảy ra thảm kịch, Pervomayskoe do lực lượng dân quân DPR kiểm soát.

Trong khi 3 người bị kết tội, tòa án đã tha bổng nghi phạm thứ 4 - một công dân Nga được xác định là Oleg Pulatov. Các thẩm phán phán quyết rằng không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng Pulatov có liên quan đến việc vận chuyển hệ thống Buk hoặc bắn tên lửa.

Phán quyết của tòa án được đưa ra hơn 8 năm sau thảm kịch hàng không. Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia chở 298 người đang bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur thì bị bắn rơi ở khu vực Donetsk vào ngày 17/7/2014. Tất cả mọi người trên máy bay đều thiệt mạng.

Moscow và Kiev đã đổ lỗi cho nhau về vụ việc sau thảm kịch. Một nhóm điều tra chung được giao nhiệm vụ điều tra vụ tai nạn bao gồm các quan chức từ Australia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraine nhưng không có Nga.

Nhà sản xuất hệ thống Buk Alamaz Antey của Nga đã đưa ra phân tích của riêng mình về vụ việc. Công ty này kết luận rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi phiên bản cũ hơn của tên lửa Buk, loại tên lửa này không được Nga sử dụng nhưng vẫn phục vụ trong quân đội Ukraine.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ y tế đỡ đẻ ngay trên biển.

Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

GD&TĐ - Một sản phụ ở xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đỡ đẻ thành công ngay trên biển.