Nga đánh bại Mỹ-NATO trong cuộc chiến ủy nhiệm

GD&TĐ - Các đòn trừng phạt không làm Nga suy yếu, ngược lại, Moscow vẫn đủ lực giành chiến thắng trong cuộc xung đột ủy nhiệm với cả khối NATO ở Ukraine.

Nga đánh bại Mỹ-NATO trong cuộc chiến ủy nhiệm

Tờ báo Mỹ New York Times cho rằng, trong hàng chục năm qua, thế giới phương Tây đứng đầu là Mỹ đã giáng đòn vào Nga trên tất cả các lĩnh vực, ở mọi cấp độ, nhưng vẫn không khiến Moscow khuất phục.

Nếu Liên bang Nga thấy mình bị cô lập thì điều đó hoàn toàn không như Nhà Trắng mong đợi, ngược lại, phương Tây đang ngày một thêm chia rẽ và mệt mỏi.

Các mũi tấn công chiến lược được Mỹ và phương Tây đưa ra ngay sau khi Moscow quyết định sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình hồi tháng 3/2014.

Bắt đầu từ đây, 3 mũi tấn công chiến lược của Mỹ và phương Tây đã được triển khai nhắm vào Nga, đầu tiên là việc lãnh đạo 7 nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada, Nhật Bản quyết định loại Nga khỏi định dạng G7+1 (còn được gọi là G8), sau đó là hàng nghìn lệnh trừng phạt giáng vào nền kinh tế, cô lập quân sự đối với Nga.

Đặc biệt là kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine tháng 02/2022, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát động một “cuộc tấn công tổng lực” về chính trị-ngoại giao, quân sự, kinh tế đối với Nga, nhằm khiến Moscow phải gánh chịu “nỗi đau kinh tế và chính trị”.

Washington đã sử dụng các biện pháp trừng phạt cô lập chính trị-ngoại giao, trừng phạt kinh tế, cắt đứt tất cả các mối liên hệ, hợp tác quân sự và kêu gọi thế giới phương Tây hợp tác “bảo vệ tập thể trật tự quốc tế”.

Để đối phó, Nga dùng chiến lược “Ngoảnh mặt về phía đông”, tăng cường hợp tác với châu Á, cùng với sự mở rộng ảnh hưởng chính trị ở châu Phi, kết hợp với việc chia rẽ châu Âu, song song với việc củng cố và mở rộng khối BRICS đã giúp Moscow vượt qua sự cô lập của phương Tây.

Tờ New York Times làm rõ rằng, ở một số khu vực châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, ảnh hưởng của Moscow hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thậm chí còn ngày càng lớn hơn, điển hình là sự hiện diện ngày càng rộng khắp của Africa Corps (Quân đoàn châu Phi) - cơ cấu quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cánh tay nối dài của Moscow, ở hàng loạt quốc gia châu Phi.

Về kinh tế, mục tiêu của người Mỹ là yêu cầu các công ty và quốc gia riêng lẻ cắt đứt quan hệ kinh tế, di dời cơ sở kinh tế khỏi Nga; áp lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng; phong tỏa, tịch thu các tài sản ở nước ngoài, nhằm phong tỏa dòng đầu tư quốc tế và cắt đứt nguồn thu ngoại tệ, khiến nền kinh tế của Nga sụp đổ, chí ít cũng là không còn nguồn lực duy trì cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, hai năm sau, tình hình không như các quan chức Mỹ mong đợi. Sức mạnh nội tại vốn có của Nga, cộng thêm trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên khổng lồ, đã mang lại sự ổn định về tài chính, giúp nền kinh tế Nga đứng vững và tiếp tục phát triển.

Nền kinh tế Nga không những đã đứng vững mà còn thừa lực để củng cố và mở rộng các cơ sở công nghiệp quốc phòng, duy trì sức mạnh quân sự trong cuộc xung đột ủy nhiệm với cả khối NATO ở Ukraine.

Trong năm 2023, Nga đã lần lượt giành được những thắng lợi rất quan trọng ở vùng Donetsk với việc lần lượt kiểm soát được Bakhmut, Marinka, Avdiivka và hiện nay đang mở các chiến dịch Chasiv Yar, Ugledar ở Donetsk, Kupiansk ở Kharkov…

Cuộc xung đột ở Ukraine chính là thước đo đánh giá hiệu quả của những đòn đánh giáng vào Moscow và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định là phương Tây đã thất bại trong cuộc xung đột ủy nhiệm này, khi quân Nga vẫn liên tục tăng cường sức mạnh quân sự trên chiến trường, còn Ukraine liên tiếp thất bại và lần lượt mất đi những thành phố, thị trấn quan trọng ở vùng Donetsk.

Trong khi đó, Washington Post nhận xét rằng, Hoa Kỳ lại đang bị cô lập tại hội nghị thượng đỉnh G20. Lý do cho điều này là mong muốn của Washington nhằm “Ukraine hóa” chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh, cũng như quan điểm bênh vực Israel của nước này trong cuộc xung đột ở Gaza.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.