New Zealand: Đề xuất đổi mới giáo dục toàn diện

GD&TĐ - Một tổ chức đặc biệt vừa được thành lập bởi những người từng quản lý GD và các nhà giáo trên toàn quốc, đề xuất một cuộc cải cách sâu rộng và có quy mô lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây đối với hệ thống GD, nhằm loại bỏ hầu hết các quyền hạn đang được các ban quản trị trường học nắm giữ.

Những đề xuất của tổ chức đặc biệt do Bali Haque lãnh đạo, nếu được thông qua sẽ làm thay đổi hầu hết hệ thống GD New Zealand hiện nay
Những đề xuất của tổ chức đặc biệt do Bali Haque lãnh đạo, nếu được thông qua sẽ làm thay đổi hầu hết hệ thống GD New Zealand hiện nay

Giảm vai trò ban quản trị trường học

Tổ chức đặc biệt do Bali Haque, cựu Chủ tịch Hiệp hội Hiệu trưởng, cựu Hiệu trưởng Trường CĐ Pakuranga ở Auckland, đồng thời là nhà hoạt động GD có tiếng ở New Zealand dẫn đầu. Tổ chức này đề xuất khoảng 20 hội đồng GD khu vực mới, hoặc là các hội đồng trung tâm, để “tiếp nhận tất cả trách nhiệm pháp lý và quyền hạn pháp lý vốn đang do các ban quản trị trường học nắm giữ”.

Đề xuất này nói rằng, sự cạnh tranh giữa các trường học theo hệ thống thị trường tự do được biết đến từ năm 1989 ở New Zealand, khi cuộc cải cách mang tên “Trường học Ngày mai” yêu cầu các trường phải tiếp nhận những HS đến từ các trường nghèo hơn khi chuyển cấp, dẫn đến việc các trường gặp khó khăn trong việc phục vụ các HS có hoàn cảnh khó khăn nhất của mình.

Để khắc phục điều này, các trung tâm khu vực được đề xuất sẽ quản lý quy hoạch và tài trợ của trường, sử dụng giáo viên, hiệu trưởng và tiếp nhận quy trình khi bất kỳ HS nào bị đình chỉ, nhằm loại bỏ quyền lực của hiệu trưởng về việc đuổi HS. Vai trò của các ban quản trị trường học sẽ được giảm xuống, tập trung vào việc “cung cấp lời khuyên cho hiệu trưởng” về giáo trình của trường và các vấn đề khác; làm việc với trung tâm GD về kế hoạch chiến lược và kế hoạch hàng năm của trường, giữ vai trò trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng.

Hội đồng nhà trường sẽ “lên đến 50% đại diện” trên bảng khởi xướng bởi các trung tâm GD để bổ nhiệm một hiệu trưởng mới, và sẽ có quyền phủ quyết trên sự lựa chọn cuối cùng về ứng viên hiệu trưởng.

Các khuyến nghị quan trọng khác

Bên cạnh mục tiêu chính là loại bỏ hầu hết quyền hạn đang được các ban quản trị trường học nắm giữ, tổ chức đặc biệt do Bali Haque lãnh đạo cũng đưa ra các khuyến nghị quan trọng nhằm cải tổ sâu rộng hệ thống GD hiện tại, trong đó có những khuyến nghị đáng chú ý như:

Loại bỏ các trường THCS, tạo ra các trường CĐ cơ sở (lớp 7 - 10) và các trường CĐ (lớp 11 - 13) hoặc các trường tiểu học (lớp 1 - 8) và các trường trung học (lớp 9 - 13);

Loại bỏ hệ thống tài trợ dựa trên sự phân bổ theo định lượng, thay vào đó là một hệ thống mới dựa trên số HS có khuyết điểm học tập được công nhận ở mỗi trường và tăng gấp đôi tài trợ dựa trên những bất lợi GD, từ 3% lên 6% tổng kinh phí; Đưa ra “giới hạn trần” cho “các khoản quyên góp” mà các trường công lập có thể yêu cầu từ phụ huynh; Tăng gấp đôi kinh phí quản lý cho các trường tiểu học để họ được tài trợ trên cơ sở giống như các trường THCS; Bãi bỏ Văn phòng Đánh giá GD (ERO) và Cơ quan Thẩm định NZ (NZQA), phân bổ chức năng của họ cho các trung tâm GD, Bộ GD và Văn phòng Đánh giá GD mới được đề xuất.

Nhà hoạt động GD Bali Haque

Các đề xuất này chưa được chính phủ xác nhận, nhưng cũng có lời hứa về việc sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào năm tới. Nếu được thông qua, những đề xuất này sẽ đảo ngược hầu hết các quyết định về đổi mới GD được đưa ra vào năm 1989, khi ban GD khu vực bị bãi bỏ, ban quản trị trường được trao quyền để bổ nhiệm hiệu trưởng và tuyển sinh, còn Bộ GD khi ấy được chia thành nhiều cơ quan bao gồm ERO và NZQA.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến các đề xuất thay đổi như trên, Bali Haque cho rằng sau 30 năm kể từ cuộc đổi mới GD sâu rộng vào năm 1987, hệ thống GD New Zealand đã tạo ra một khoảng cách lớn nhất thế giới giữa HS có thành tích cao và thấp; đồng thời các nhà trường “không làm việc cho tất cả HS”, đặc biệt là HS Maori (người bản địa), các cư dân Thái Bình Dương, người di cư và những người có nhu cầu tiếp tục học tập.

“Thật đáng lo ngại khi biết rằng trình độ của những người như vậy thường xuyên bị hạ xuống hoặc bị gạt ra ngoài trong lớp học, hoặc cảm thấy rằng họ không được mong đợi đạt được tới mức ngang bằng với những người khác”, khuyến nghị do Bali Haque công bố nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh là gốc rễ của vấn đề, do đó phải thành lập các trung tâm GD khu vực để tạo ra “một hệ thống hỗ trợ phụ thuộc lẫn nhau và trách nhiệm tập thể giữa tất cả các bộ phận liên quan”.

Vai trò của các trung tâm GD khu vực

Các trung tâm mới được đề xuất sẽ thay thế các văn phòng khu vực của Bộ GD và sẽ được kiểm soát tập trung, với các ban giám đốc do Bộ trưởng Bộ GD bổ nhiệm. Ít nhất một nửa các giám đốc sẽ là “các nhà GD thực hành” và một số sẽ đại diện cho cộng đồng người bản địa.

Các trung tâm sẽ chỉ định hiệu trưởng của các trường, với thời hạn 5 năm, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các định hướng của trung tâm để triển khai ở trường. “Điều này sẽ cho phép các trung tâm GD cung cấp cơ hội cho hiệu trưởng hay lãnh đạo trường có thể đạt được kinh nghiệm trong nhiều môi trường học tập khác nhau, nhằm phát huy được khả năng chuyên môn của họ một cách cao nhất, ở nhiều nơi nhất”, bản khuyến nghị nói.

Các trung tâm sẽ quản lý về nhân số đội ngũ giáo viên trong khu vực, nhưng hiệu trưởng sẽ có quyền bổ nhiệm và thực hiện quản lý tất cả nhân viên của mình trong các hướng dẫn quốc gia với lời khuyên và hướng dẫn từ trung tâm GD (nếu được yêu cầu). Cũng như với hiệu trưởng, giáo viên có thể được xếp vào các trường khác trong khu vực do trung tâm GD quản lý (với đề xuất rằng mỗi trung tâm nên kiểm soát trung bình 125 trường) và luân phiên theo định kỳ, để “chuyên môn của họ có thể được chia sẻ rộng rãi hơn”.

Theo NewstalkZB

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.